Không thể phủ nhận, những người giàu đã tạo ra rất nhiều của cải, cho dù đó là của cải cá nhân hay của cải xã hội, họ cung cấp việc làm, kích thích tiêu dùng và kích thích sản xuất. Nếu bạn muốn đội vương miện, bạn phải chịu được sức nặng của nó, chắc chắn rằng người giàu cũng nên gánh vác nhiều trách nhiệm xã hội hơn. Câu hỏi đặt ra là sự giàu có của họ có thể giải quyết được bao nhiêu vấn đề?
Vào ngày 1/11, người giàu nhất thế giới kiêm Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã trả lời yêu cầu quyên góp của các quan chức Liên hợp quốc trên các trang mạng xã hội, nói rằng nếu Chương trình lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) có thể giải thích chi tiết cách sử dụng 60 tỷ USD để giải quyết vấn đề đói kém trên toàn cầu, ông sẽ ngay lập tức bán cổ phiếu Tesla và bắt tay làm.
Trước đó, Giám đốc WFP David Beasley đã kêu gọi Musk và người sáng lập Amazon Jeff Bezos đứng lên và cung cấp “hỗ trợ” để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực. Beasley nói, “Chỉ cần 6 tỷ USD là có thể cứu 42 triệu mạng sống trên toàn thế giới khỏi chết đói.”
Hơn một nửa tài sản của Elon Musk được thế chấp bằng cho các khoản vay nợ
Theo dữ liệu của Forbes, tài sản ròng của Musk tính đến ngày 31/10 là 292,6 tỷ USD, và nguồn tài sản chính của ông là 21% cổ phần của ông tại Tesla. Tuy nhiên, hơn một nửa số cổ phiếu của ông tại Tesla được dùng để cầm cố khoản vay.
Về các khoản vay thế chấp cổ phiếu, Musk nói, “Nền kinh tế của chúng ta đã nóng trong một thời gian dài. Các khoản vay thế chấp cổ phiếu có thể mang lại nhiều trò chơi kinh doanh thú vị cho đến khi suy thoái kinh tế xảy ra, các cuộc gọi ký quỹ tăng lên và cổ phiếu quay trở lại con số 0. Điều này xảy ra trong mọi cuộc suy thoái, và cổ phiếu không chỉ tăng mà còn giảm.”
Thị trường chứng khoán Mỹ có những hạn chế chặt chẽ hơn đối với cổ phiếu cho các khoản vay cầm cố cổ phiếu và phạm vi là: một loại là cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York với giá trên 5 USD; loại khác là cổ phiếu niêm yết trên Nasdaq với giá trên 5 USD; loại còn lại là cổ phiếu có giá trên 5 USD trên thị trường thứ cấp của thị trường Nasdaq và được Ngân hàng Dự trữ Liên bang chấp thuận đặc biệt.
Khi cổ phiếu do khách hàng vay cầm cố rơi vào mức cảnh báo, công ty chứng khoán ở Mỹ có quyền thông báo hoặc không thông báo cho khách hàng, đồng thời tự động đóng vị thế của khách hàng. Mức cảnh báo do Cục Dự trữ Liên bang đặt ra là 25% và mỗi nhà môi giới có thể đặt mức cảnh báo trên 25%. Thông lệ của ngành là thường là 30%.
“Buy, Borrow, Die“: một trò chơi thương mại, hay mẹo trốn thuế?
Đối với loại hoạt động này, Edward J. McCaffery, giáo sư luật tại Đại học Nam California, còn gọi nó là “Buy, Borrow, Die”, có nghĩa là mua hàng hóa để đầu tư. Họ lựa chọn vay với lãi suất thấp để sở hữu một tài sản nào đó tránh thuế thay vì mua ngay. Luật thuế Mỹ quy định rằng những tài sản không tạo ra thu nhập không phải trả thuế.
Đối với những người đi vay, nếu tốc độ tăng giá tài sản vượt quá tốc độ tăng lãi suất tiền vay, họ sẽ kiếm lời ổn định mà không bị lỗ.
Theo luật hiện hành, các nhà đầu tư và người thừa kế của họ không cần phải trả thuế lợi tức miễn là họ còn nắm giữ cổ phiếu, trừ khi họ bán cổ phiếu. Trước đó, Musk cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng ông không nhận được bất kỳ khoản lương nào với tư cách là Giám đốc điều hành của Tesla, và mức lương tiền mặt của ông về cơ bản là 0. Điều này cũng có nghĩa là về cơ bản ông đã tránh được thuế thu nhập.
Tuy nhiên, Musk nói rằng mức thuế tối đa mà ông buộc phải bán quyền chọn cổ phiếu trước khi quyền chọn hết hạn là 53%, dự kiến sẽ tăng lên 57% vào năm tới. Nhiều quyền chọn sẽ hết hạn vào đầu năm sau, vì vậy nhiều cổ phiếu cần được bán trong quý 4. “Về cơ bản, hầu hết cổ phiếu tôi bán là để nộp thuế.”
Musk nói rằng một phương tiện truyền thông phi lợi nhuận Propublica đã đăng nhiều báo cáo sai lệch cáo buộc ông trốn thuế.
Vào ngày 5/8, Propublica tuyên bố rằng họ đã lấy dữ liệu nội bộ từ Sở Thuế vụ (IRS), bao gồm tình trạng đóng thuế của hàng nghìn người Mỹ giàu có trong hơn 15 năm. Bài báo nói rằng kết quả từ những dữ liệu này đã phá hủy cốt lõi của hệ thống thuế Mỹ: người dân chi trả một phần thuế hợp lý, và những người giàu nhất trả phần lớn.
Tuy nhiên, thông tin mà Propublica cho thấy những người giàu hàng đầu chỉ đóng một phần thuế rất nhỏ trong sự tăng trưởng tài sản hàng năm của họ, trong khi các gia đình trung lưu chịu phần lớn thuế. Ngoài Musk, những người liên quan còn có Jeff Bezos, Michael Bloomberg, Warren Buffett và những người khác.
Bài báo chỉ ra rằng một phần lý do tại sao giới siêu giàu có thể trả mức thuế hiệu dụng thấp hơn là do cổ phiếu công ty mà họ nắm giữ không phải chịu thuế trên thặng dư vốn (Capital Gains Tax) trừ khi họ bán cổ phiếu.
“Thuế thu nhập tỷ phú”
Tuần trước, Ron Wyden, một đảng viên Đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ, đã đề xuất một kế hoạch tăng thuế mới, theo đó, chính phủ Mỹ sẽ tăng thuế đối với khoảng 700 người giàu với khối tài sản trên 1 tỷ USD hoặc thu nhập hàng năm 100 triệu USD trong ba lần liên tiếp.
Đề xuất dài 107 trang, nói một cách đơn giản, đối với các tài sản có thể giao dịch, chẳng hạn như cổ phiếu, người giàu cần phải trả 23,8% thuế thu nhập hàng năm cho phần giá trị gia tăng sau khi trừ đi các khoản lỗ. Trong một số trường hợp, khoản lỗ có thể được truy ngược về ba năm trước. Trước đây, người sở hữu cổ phiếu chỉ phải trả thuế khi họ bán cổ phiếu của mình.
Về khoản “thuế thu nhập tỷ phú”, ông chủ Tesla tiếp tục giải thích rằng khoản nợ quốc gia của Mỹ hiện vào khoảng 28,9 nghìn tỷ USD hoặc 229 nghìn USD cho mỗi người đóng thuế, đồng thời tuyên bố rằng ngay cả khi tất cả các tỷ phú đều bị đánh thuế 100%, nó sẽ chỉ tạo ra một vết lõm nhỏ trong con số nợ. “Phần còn lại phải đến từ công chúng,” ông nhấn mạnh. “Đây là toán học cơ bản.”