Vào thời điểm quan trọng, điều mà ông Biden lo lắng nhất vẫn xảy ra. Kế hoạch kích thích trị giá 1,75 nghìn tỷ USD do chính quyền Biden thúc đẩy đã bất ngờ gặp khó khăn.
Vào ngày 1/11, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ Joe Manchin tuyên bố rằng ông sẽ không ủng hộ dự luật chi tiêu xã hội trị giá 1,75 nghìn tỷ USD đang được Đảng Dân chủ đàm phán. Tuyên bố này có thể khiến kế hoạch kích cầu của Tổng thống Mỹ trở nên khó thành hiện thực.
Ông Manchin lo lắng kế hoạch kích thích trị giá 1,75 nghìn tỷ USD sẽ đẩy nợ và lạm phát của Mỹ lên cao, và đây là hai điểm rủi ro lớn nhất đối với tình hình kinh tế Mỹ hiện nay. Trong đó, tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng và liên tục vượt kỳ vọng của thị trường, quy mô nợ của Mỹ cũng đã tiệm cận mức 28,4 nghìn tỷ USD, thường xuyên lên tiếng báo động.
Tiếp theo, tín hiệu chính sách do Fed đưa ra là rất quan trọng. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Cục Dự trữ Liên bang sẽ tổ chức cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày bắt đầu từ 2/11, và sẽ thông báo giảm kế hoạch mua trái phiếu hàng tháng là 120 tỷ USD. Ngoài ra, kỳ vọng của thị trường về việc Fed bắt đầu tăng lãi suất vào giữa năm 2022 cũng đang tăng lên, Goldman Sachs dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 7 năm sau do lạm phát, sớm hơn cả năm so với dự kiến trước đó.
Morgan Stanley cảnh báo rằng khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế Mỹ có thể chậm lại trong năm tới, và thị trường chứng khoán Mỹ có thể sẽ đi xuống.
Kế hoạch kích thích 1,75 nghìn tỷ USD của Biden có nguy cơ đổ bể
Vào ngày 1/11, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ Joe Manchin đã nói rõ rằng ông sẽ không ủng hộ dự luật chi tiêu xã hội trị giá 1,75 nghìn tỷ USD do Tổng thống Biden đề xuất cho đến khi tác động tiềm tàng của dự luật đối với nợ quốc gia và nền kinh tế “rõ ràng hơn”.
Manchin cho biết ông lo lắng rằng kế hoạch trị giá 1,75 nghìn tỷ USD của Biden sẽ đẩy lạm phát Mỹ và nợ chính phủ lên. Ông hy vọng sẽ tiến hành “phân tích toàn diện” kế hoạch để hiểu rõ chi phí thực sự của nó.
Tuyên bố này đã gây náo động chính trường Mỹ. Bởi vì chính quyền Biden đã có những nhượng bộ rất lớn để đảm bảo rằng kế hoạch kích cầu này được thông qua, và thị trường kỳ vọng khả năng thông qua sẽ cao hơn.
Nhà Trắng đã công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách 1,75 nghìn tỷ USD vào tuần trước, giảm một nửa so với mức 3,5 nghìn tỷ USD ban đầu. Đảng Dân chủ hy vọng rằng kế hoạch thỏa hiệp này sẽ được tất cả các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ ủng hộ.
Sự ủng hộ của ông Manchin đối với kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 1,75 nghìn tỷ USD là rất quan trọng. Do Đảng Cộng hòa cực lực phản đối Dự luật chi tiêu xã hội nên nếu chính quyền Biden muốn thông qua dự luật thì chỉ có thể sử dụng quy trình đối chiếu ngân sách, nhưng việc này phải cần đến 50 thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ để đồng ý. Do đó, ông Biden không thể mất bất kỳ phiếu bầu nào trong Đảng Dân chủ.
Chính quyền ông Biden rất coi trọng kế hoạch kích cầu này, Nhà Trắng đã vận động ông Manchin trong nhiều tháng và liên tục nhượng bộ để cắt giảm chi phí và các dự án trọng điểm, nhưng kết quả vẫn nằm ngoài dự đoán và không nhận được sự ủng hộ của Manchin.
Mối quan tâm của Manchin là kế hoạch kích thích trị giá 1,75 nghìn tỷ USD sẽ đẩy lạm phát và nợ chính phủ của Mỹ lên cao, và ông hy vọng sẽ tiến hành “phân tích toàn diện” kế hoạch để hiểu chi phí thực sự của nó.
Một lý do quan trọng khác cho mối quan tâm của Manchin là Quốc hội Mỹ có thể kéo dài thời gian của một số chương trình kích thích. Theo phân tích mới nhất về mô hình ngân sách, nếu Đảng Dân chủ thành công trong việc kéo dài kế hoạch chi tiêu xã hội đến năm 2031, chi phí của dự luật có thể tăng lên 4 nghìn tỷ USD, trong khi khoản bù thuế chỉ là 1,56 nghìn tỷ USD.
Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Schumer và Chủ tịch Hạ viện Pelosi đều cho rằng dự luật sẽ không đẩy thâm hụt hoặc lạm phát của chính phủ Mỹ lên cao.
Về vấn đề này, Manchin đã chỉ trích các thành viên khác của Đảng Dân chủ, những người đang thúc đẩy dự luật. Việc Manchin đột ngột “quay xe” đã khiến kế hoạch kích cầu trị giá 1,75 nghìn tỷ USD của Biden trở nên xa tầm với.
Mối lo lắng của ông Manchin
Trên thực tế, những lo ngại của Manchin là hoàn toàn dễ hiểu, lạm phát và nợ chính phủ hiện là hai điểm rủi ro lớn nhất ở Mỹ.
Trước hết hãy nhìn vào lạm phát. Tỷ lệ lạm phát trong 5 năm của Mỹ được công bố vào tháng 10 đã tăng hơn 9 điểm cơ bản lên 3,007%, lần đầu tiên đột phá kỷ lục 3%, vượt xa mục tiêu lạm phát dài hạn của Fed là 2%. Ngoài ra, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số CPI hàng năm ở Mỹ đã tăng lên 5,4% trong tháng 9, vượt quá kỳ vọng của thị trường và đã đạt mức cao kể từ năm 2008.
Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan cảnh báo rằng tỷ lệ lạm phát của Mỹ đối mặt với nguy cơ tiếp tục tăng lên đáng kể. Sự tích tụ nợ chính phủ và các áp lực khác có thể khiến tỷ lệ lạm phát ở mức cao trong một thời gian dài. Ngoài ra, Giám đốc điều hành của Deutsche Bank tuyên bố rằng lạm phát gia tăng ở Mỹ không phải là một hiện tượng nhất thời và kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang hành động càng sớm càng tốt.
Thứ hai, quy mô nợ của chính phủ Mỹ cũng thường xuyên ở mức khẩn cấp. Ngay từ cuối tháng 9, khoản nợ của chính phủ Mỹ đã lên tới 28,4 nghìn tỷ USD, gần như khiến chính phủ Mỹ “không còn tiền để chi tiêu.” Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen thậm chí đã đưa ra cảnh báo rằng chính phủ liên bang có thể vỡ nợ vào tháng 10 năm nay và sau đó đã thông qua dự luật trần nợ tạm thời để xoa dịu cuộc khủng hoảng nợ.
Đằng sau khủng hoảng trần nợ là sự tăng trưởng điên cuồng của nợ Mỹ. Vào cuối năm 2019, quy mô trái phiếu kho bạc Mỹ là 23,1 nghìn tỷ USD và quy mô hiện tại là gần 28,4 nghìn tỷ USD, tăng thêm 5,3 nghìn tỷ USD trong vòng chưa đầy hai năm. Có thể thấy rằng mối quan tâm của Manchin về kế hoạch kích cầu trị giá 1,75 nghìn tỷ USD của Biden là hoàn toàn dễ hiểu.
Tiếp theo, tín hiệu chính sách do Fed đưa ra là rất quan trọng.
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Cục Dự trữ Liên bang đã tổ chức cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày bắt đầu từ 2/11, và Fed đã ra tín hiệu giảm kế hoạch mua trái phiếu hàng tháng trị giá 120 tỷ USD.
Do đó, kỳ vọng của thị trường về việc Fed bắt đầu tăng lãi suất vào giữa năm 2022 cũng đang tăng lên, Goldman Sachs dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 7 năm sau do lạm phát, sớm hơn một năm so với dự đoán trước đó.
Vào ngày 29/10, Ackerman, một tỷ phú quản lý quỹ đầu cơ và là người sáng lập Pershing Plaza Capital Management, cũng kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang thu hồi càng sớm càng tốt khoản hỗ trợ chính sách tiền tệ dành cho nền kinh tế Mỹ trong thời kỳ đại dịch. Ông nói thêm rằng Fed nên giảm ngay quy mô mua nợ và bắt đầu tăng lãi suất càng sớm càng tốt.
Morgan Stanley cảnh báo: triển vọng cơ bản của chứng khoán Mỹ đang xấu đi
Tuần này, một báo cáo của Morgan Stanley đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi trên Phố Wall, báo cáo này chỉ rõ rằng khi lạm phát ở Mỹ tăng mạnh, Fed sẽ tăng lãi suất sớm hơn và nhanh hơn. Với kế hoạch giảm QE, tăng trưởng kinh tế Mỹ có thể tiếp tục chậm lại trong năm tới, và triển vọng của chứng khoán Mỹ đang xấu đi.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý 3 đang chậm lại. Theo dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ, GDP của Mỹ trong quý thứ 3 chỉ tăng 2% so với quý trước, chậm lại đáng kể so với tốc độ tăng trưởng quý 2 và thấp hơn đáng kể so với dự kiến. Morgan Stanley tin rằng suy thoái kinh tế tổng thể ở Mỹ sẽ nghiêm trọng hơn dự kiến và sẽ kéo dài hơn vì nhu cầu sẽ giảm vào đầu năm tới, thu nhập khả dụng cá nhân sẽ giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái và tiêu dùng của Mỹ có thể “sụp đổ” trong đầu năm 2022.
Một số nhà phân tích tin rằng Mỹ sắp phải đối mặt với “giai đoạn đầu” của lạm phát đình trệ, và chỉ có một gói kích thích kỷ lục mới có thể giúp Mỹ thoát khỏi khó khăn và tránh suy giảm kinh tế mạnh vào năm 2022. Nếu không có biện pháp kích thích quy mô lớn, nền kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với những thách thức rất nặng nề vào năm 2022.
Giờ đây, kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 1,75 nghìn tỷ USD của ông Biden gặp phải những thăng trầm mới, và chắc chắn nó sẽ phủ bóng lên triển vọng của nền kinh tế Mỹ.
Về lý do thị trường Mỹ tiếp tục tăng vọt, Morgan Stanley chỉ ra rằng các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thu nhập cao tiếp tục đầu tư tiền vào thị trường, khiến giá tài sản trên thị trường vẫn ở mức cao nhưng không thể kéo dài lâu. Khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục chậm lại cho đến năm sau, và triển vọng đối với chứng khoán Mỹ đang xấu đi.