Nhảy giá bất ngờ đạt giá trị cao nhất so với đồng euro và đồng bảng Anh, USD Mỹ đang đạt đỉnh giá trị trong năm 2021 ngay sau khi tình trạng lạm phát trở nên nghiêm trọng.
Đồng USD hiện đạt mức cao nhất năm 2021 so với đồng bảng Anh và đồng Euro. Sau khi tình hình lạm phát ở Mỹ trở thành điểm nóng, thị trường suy đoán FED sẽ hành động sớm hơn việc tăng lãi suất thay vì chờ đến giữa năm 2022 và đẩy nhanh chương trình mua tài sản.
Dữ liệu cho thấy, giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1990. Trong tháng trước, các nhà giao dịch cho rằng cục Dự trữ Liên bang FED có thể phản ứng trước tình hình này bằng việc nâng lãi suất nhanh hơn so với các ngân hàng ở châu Âu và Nhật Bản.
Đồng Euro bị ảnh hưởng vì Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thắt chặt chính sách tiền tệ, mất 1.1465 USD. Đây là mức thấp nhất được ghi nhận kể từ tháng 7/2020.
Tình hình lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu ở mức 5% so với cùng kỳ năm ngoái – mức chưa từng thấy trong 30 năm qua. Tờ Bild đã đổ lỗi cho ECB vì đã không thể kiểm soát lạm phát giá cả và thậm chí còn tạo ra thêm vấn đề với chính sách tiền tệ siêu lỏng của mình.
Đồng USD đạt đỉnh trong năm 2021
Giá đồng USD Mỹ trên thị trường quốc tế tăng mạnh, chỉ số USD-Index tăng từ mức 94,1 điểm lên 94,92 điểm. Đồng bảng Anh cũng giảm nhẹ ở mức thấp nhất trong 11 tháng, đồng Yên đã mở rộng sự đảo ngược mạnh mẽ của mức tăng và USD Úc và New Zealand chạm đáy giá trị trong một tháng.
Người đứng đầu Ray Attrill của Ngân hàng Quốc gia Úc cho biết: “Thị trường vẫn đang tin tưởng vào FED, rằng FED sẽ không để tình trạng lạm phát cao kéo dài vô thời hạn”.
Ông nói thêm, ngay cả khi các ngân hàng trung ương khác đang chú ý đến các động thái tương tự, chỉ số USD có bước tiến đáng kể khi tăng 95,002 điểm.
Các loại tiền tệ của các thị trường mới nổi cũng phải hứng chịu sự gia tăng mạnh mẽ của đồng USD, chỉ số tiền tệ EM của MSCI (.MIEM00000CUS) giảm mạnh nhất trong 2 tháng.
Sự gia tăng tỷ giá lãi suất kho bạc đã mở ra sự chênh lệch giữa lợi tức kỳ hạn 5 năm của Mỹ và lợi tức ở cùng kỳ hạn ở Nhật Bản và Đức lên mức lớn nhất kể từ đầu năm 2020.
Trong một diễn biến khác vào thứ Năm, lạm phát giá bán buôn của Nhật Bản đã đạt mức cao nhất trong 40 năm trở lại đây. Nguyên nhân do giá hàng hóa toàn cầu tăng đẩy chi phí nhập khẩu tăng cao trong khi giá trị đồng Yên bị suy yếu. Điều này đã tạo áp lực lên biên lợi nhuận doanh nghiệp và làm gia tăng nguy cơ giá tiêu dùng bị đẩy lên cao tới mức không ai mong muốn.
Một báo cáo việc làm ở Úc cho thấy tỷ lệ thất nghiệp gia tăng bất ngờ mặc dù nhiều thành phố lớn đã gỡ bỏ chính sách phong tỏa, chủ động dỡ bỏ dần các lệnh đóng cửa dịch vụ.
Tuy nhiên, đồng USD Úc và New Zealand chứng kiến sự tụt giảm thấp nhất trong tháng qua lần lượt với chỉ số 0,4% – 0,7298 USD Úc và 0,3% – 0,7038 Kiwi dollar.
Đồng USD Mỹ tăng 1 phần do động thái sắp tới của FED, câu hỏi đặt ra là liệu lạm phát tăng có làm tâm lý nhà đầu tư chứng khoán bị đè nặng hay không?
Dữ liệu tăng trưởng của Anh sẽ được công bố muộn hơn trong ngày.
Zoe Nguyen (Nguồn REUTERS)