Đường MACD là một chỉ báo khá phổ biến và dễ sử dụng. Do đó, nếu biết cách đọc và giao dịch phù hợp, bạn sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội mua hoặc bán. Vậy MACD là gì? Cách đọc MACD như thế nào cho chuẩn?
Chỉ báo MACD là gì?
Chỉ báo MACD có tên Tiếng Anh là Moving Average Convergence divergence (Trung bình động hội tụ phân kỳ) là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến được phát triển năm 1970 bới Gereal Appel. Đây là một chỉ báo để xác định xu hướng giao dịch, giúp các trader biết được rằng có 1 xu hướng mới hay không và đó là xu hướng tăng hay giảm.
Công thức tính đường MACD: Đường MACD = EMA 12 – EMA 26
Đường đường trung bình động lũy thừa (Exponential Moving Average) EMA cũng là 1 đường MA, là đường thể hiện giao động trung bình của giá cả trong 1 khoảng thời gian. Đường EMA làm giảm độ trễ của đường trung bình đơn giản SMA bằng cách tính công thức hàm mũ, trong đó đặt nặng các biến động giá gần nhất.
Chỉ báo MACD bao gồm 4 thành phần:
- Đường MACD: thường được gọi là đường nhanh (màu xanh).
- Đường tín hiệu (signal line): thường được gọi là đường chậm (màu cam).Đường tín hiệu là đường EMA 9 ngày của chính đường MACD.
- Biểu đồ Histogram: Biểu đồ thanh (màu xanh khi dương, màu đỏ khi âm). Công thức tính: Histogram = Đường MACD – Đường Signal
- Đường số 0 (Zero): Trục nằm ngang để tham chiếu các đường tín hiệu và biểu đồ Histogram
Cách hoạt động của chỉ báo MACD
MACD có giá trị dương (được hiển thị dưới dạng đường màu xanh lam trong biểu đồ bên dưới) bất cứ khi nào đường EMA 12 (được biểu thị bằng đường màu đỏ trên biểu đồ giá) ở trên đường EMA 26 (đường màu xanh lam trong biểu đồ giá) và giá trị âm khi đường EMA 12 nằm dưới đường EMA 26. MACD càng ở trên hoặc dưới đường cơ sở càng xa cho thấy khoảng cách giữa hai đường EMA đang tăng lên.
Trong biểu đồ sau, bạn có thể thấy cách hai đường EMA được áp dụng cho biểu đồ giá tương ứng với đường MACD (màu xanh lam) giao nhau trên hoặc dưới đường zero hay đường base line (gạch ngang) trong chỉ báo bên dưới biểu đồ giá.
MACD thường được hiển thị với biểu đồ histogram (xem biểu đồ bên dưới) biểu thị khoảng cách giữa MACD và đường tín hiệu. Nếu MACD nằm trên đường tín hiệu, biểu đồ histogram sẽ nằm trên đường zero của MACD. Nếu MACD nằm dưới đường tín hiệu, biểu đồ sẽ nằm dưới đường zero. Các nhà giao dịch sử dụng biểu đồ MACD để xác định khi nào động lượng tăng hoặc giảm cao.
Đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau
- Khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên, báo hiệu 1 xu hướng tăng: tín hiệu mua
- Khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống, báo hiệu xu hướng tăng đã kết thúc, có thể chuyển sang xu hướng giảm: tín hiệu bán
Tuy nhiên, những tín hiệu này không phải lúc nào cũng rõ ràng và chính xác hoàn toàn. Tín hiệu giao nhau có thể xảy ra thường xuyên hơn hoặc ít thường xuyên hơn, tùy thuộc vào sự biến động của giá.
Đường MACD cắt đường Zero
- Đường MACD cắt đường zero theo hướng từ dưới lên là dấu hiệu thị trường tăng nên đặt lệnh mua.
- Đường MACD cắt đường zero từ trên xuống, đây chứng tỏ giá thị trường đang giảm nên đặt lệnh bán.
Sử dụng biểu đồ Histogram
- Khi thanh sau cao hơn thanh trước, độ dốc tăng lên. Điều đó biểu thị rằng thị trường đang có xu hướng tăng, bạn có thể vào lệnh mua.
- Ngược lại, khi thanh sau thấp hơn thanh trước, độ dốc giảm xuống, có nghĩa thị trường đang trong xu hướng giảm, bạn có thể vào lệnh bán.
Sử dụng MACD phân kỳ/hội tụ
- Nối 2 đáy của MACD và 2 đáy của biểu đồ giá tạo thành 2 đường hội tụ. Đặc biệt, khi kết hợp với tín hiệu đường MACD cắt đường tín hiệu hướng lên: tín hiệu mua.
- Khi nối 2 đỉnh của MACD và 2 đỉnh của biểu đồ giá tạo thành 2 đường phân kỳ. Đặc biệt, khi kết hợp với tín hiệu đường MACD cắt đường tín hiệu hướng xuống: tín hiệu bán.
MACD so với RSI
Đường RSI (Relative Strength Index – Chỉ số sức mạnh tương đối) là chỉ báo động lượng đo lường mức độ thay đổi giá gần đây, nhằm đánh giá việc mua quá mức hoặc bán quá mức ở một mức giá của 1 cổ phiếu hoặc các tài sản tài chính khác. Đường RSI chuyển động qua lại giữa 2 mức: 0 và 100 và thường được tính dựa vào giá đóng cửa 14 ngày gần nhất.
MACD đo lường mối quan hệ giữa hai đường EMA, trong khi RSI đo lường sự thay đổi giá liên quan đến các mức giá cao và thấp gần đây. Hai chỉ báo này thường được sử dụng cùng nhau để cung cấp cho các nhà phân tích một bức tranh kỹ thuật đầy đủ hơn về thị trường.
Chúng ta sẽ sử dụng chỉ báo RSI để theo dõi xem khi nào thì thị trường đang ở mức quá bán (khi RSI dưới mức 30%). Điều này báo hiệu giá có thể sắp đảo chiều mạnh mẽ.
Khi đó, để chắc chắn hơn về tín hiệu này, hãy chờ đường MACD cắt đường tín hiệu hay không. Nếu đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên thì tín hiệu mua vào được xác nhận chắc chắn hơn. Ngược lại với RSI trên ngưỡng 70%.
Hạn chế của MACD
Chỉ báo này có độ trễ so với biểu đồ giá, do một số tín hiệu sẽ xuất hiện muộn và thị trường sẽ không dịch chuyển mạnh sau đó.
Giống như nhiều chỉ số kỹ thuật, chỉ số MACD có thể cài đặt để thay đổi đưa ra số lượng biến thể gần như vô hạn, điều đó có nghĩa là kết quả sẽ luôn khác nhau từ người này sang người khác.