Để cứu lấy những đứa “con cưng” của mình khỏi tình trạng vỡ nợ, các ông lớn Trung Quốc đã tự bỏ tiền túi ít nhất 3,8 tỷ USD giải cứu. Để cứu các công ty đang gặp khó khăn không rơi vào tình trạng vỡ nợ trong bối cảnh khủng hoảng tiền mặt, các công chủ của những tập đoàn lớn buộc phải bỏ tiền riêng để xử lý.
Từ việc bán các tài sản xa xỉ cho đến cổ phần trong các công ty niêm yết, danh mục tài sản cá nhân của các ông trùm bất động sản Trung Quốc đã trở thành chìa khóa để các nhà đầu tư xác định xem liệu rằng các nhà phát triển có đáp ứng các nghĩa vụ nợ của họ hay không.
Hiện tại, Chủ tịch sáng lập của ít nhất 7 công ty bất động sản đã trích tài sản cá nhân của họ để trả nợ. Hiện nay, với việc doanh số kinh doanh bất động sản địa ốc Trung Quốc giảm, lãi suất thị trường giảm, các ngân hàng ngày càng ngại cho vay. Nhiều chủ đầu tư đang trông cậy vào những người sáng lập của họ như một cứu cánh cuối cùng.
Zhiwu Chen, Giám đốc tại Đại học Hong Kong cho biết: “Ở Trung Quốc, các cơ quan quản lý có thể gây áp lực buộc các cổ đông lớn hoặc cổ đông kiểm soát phải kết hợp tài sản cá nhân của họ với công ty và coi cả hai như không thể tách rời.
“Một phần cũng là do các cổ đông kiểm soát, đặc biệt là những người sáng lập, thường coi tài sản của công ty như thể chúng là tài sản cá nhân của họ”, ông Chen nhấn mạnh.
Chủ tịch Hui Ka Yan của tập đoàn này huy động vốn bằng cách “xử lý” tài sản cá nhân và cầm cố cổ phiếu. Trong khi không rõ số tiền đã được sử dụng như thế nào, gã khổng lồ bất động sản này đã 3 lần tránh được việc vỡ nợ bằng cách trả lãi trái phiếu quá hạn.
Đại gia Trung Quốc làm cách nào “vượt bão” nợ nần?
Chủ tịch Hui Ka Yan
Hui, người đã chiến thắng số phận nghèo khó để xây dựng một trong những công ty bất động sản lớn nhất thế giới, đã bị chính quyền Trung Quốc thúc giục sử dụng tài sản cá nhân của mình để giảm bớt cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande.
Ông đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Evergrande kể từ tháng 7, theo China Business News. Đó là khoảng 1/8 trong số tài sản ước tính 7,7 tỷ USD của ông. Nhưng vẫn chưa rõ liệu tài sản của Hui có đủ lớn để đóng góp 1 phần trong tổng nợ phải trả của nhà phát triển, vốn đã tăng lên hơn 300 tỷ USD tính đến tháng Sáu hay không.
Sun Hongbin, Sunac
Sự nghiệp của Sung gặp thăng trầm khi đã phải ngồi nhà lao bởi tội tham ô vào đầu năm 1990, đồng thời bán 1 bất động sản mà ông từng kỳ vọng sẽ trở thành công ty lớn nhất quốc gia. Ông đã biến Sunac có trụ sở tại Bắc Kinh thành một công ty nổi tiếng với việc thu mua lại tài sản của các đối thủ đang gặp khó khăn. Nổi tiếng nhất phải kể đến dự án năm 2019 mang tên Oceanwide Holdings Co. ở Thượng Hải và Bắc Kinh.
Sun Hongbin nhận được sự nể trọng của nhiều nhà đầu tư bởi phong thái thẳng thắn cũng những kế hoạch kinh doanh thông minh, táo bạo. Giá trị tài sản ròng của ông ước tính khoảng 4 tỷ USD, theo Bloomberg.
Hui Wing Mau, Shimao
Sinh ra ở tỉnh Phúc Kiến, miền Nam Trung Quốc, Hui Wing Mau vốn là 1 bác sĩ trước khi đến Hong Kong (Trung Quốc) làm công nhân may dệt.
Trở về quê hương ở tuổi 30, Hui Wing Mau bắt đầu sự nghiệp bất động sản của mình bằng cách xây dựng khách sạn, khu dân cư và khu nghỉ dưỡng 3 sao đầu tiên của Trung Quốc.
Trong tay Shimao có một chuỗi các khách sạn sang trọng ở một số địa điểm tốt nhất ở các thành phố lớn nhất Trung Quốc. Để thanh toán cho các khoản vay, Hui Wing Mau phải cầm cố 3 tầng trong tòa nhà văn phòng đắt nhất thế giới The Center ở Hong Kong. Trước đó, Hui cũng là thành viên của Chính hiệp toàn quốc – một cơ quan cố vấn cho chính phủ Trung Quốc.
Lin Zhong, Lin Feng, CIFI
Lin Zhong là đồng sáng lập công ty môi giới bất động sản với một người em trai vào năm 1992 và biến nó thành một nhà phát triển bất động sản nổi tiếng chỉ 2 năm sau đó. Một người em trai khác của Lin Zhong là Lin Feng trở thành thành viên của CIFI sau khi có trong tay bằng Thạc sĩ. Gần đây, Lin Zhong và Lin Feng đã rót khoảng 216 triệu USD tiền túi của họ để cung cấp thanh khoản trong công ty bất động sản CIFI của họ.
Zhang Li, Li Sze Lim, R&F
Zhang Li – một cựu quan chức chính quyền Quảng Châu và Li Sze Lim – thương nhân nổi tiếng Hong Kong (Trung Quốc) đã bắt tay xây dựng đế chế bất động sản. Hai người quen nhau khi Li Sze Lim đi du lịch. Họ đã tạo dựng tên tuổi bằng cách mua một thửa đất lớn ở ngoại ô Quảng Châu và sau đó bán nó để thu lợi lớn.
R&F đã lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh khách sạn vào năm 2017 khi chi 2,9 tỷ USD để mua 77 khách sạn của Dalian Wanda Group Co. R&F hiện là chủ sở hữu khách sạn sang trọng lớn nhất thế giới, với 91 khách sạn đang hoạt động và 45 khách sạn chi nhánh khác đang phát triển.
Zoe Nguyen (Nguồn Bloomberg)