Thị trường tiền tệ đã bình ổn trở lại vào thứ Hai sau khi cơn địa chấn biến thể đáng lo ngại khiến thị trường chứng khoán trên toàn thế giới lao đao. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng mọi người không nên quá chủ quan vì biến thể mới có thể gây ra nhiều biến động hơn nữa.
Thị trường tiền tệ phục hồi sau cú sốc biến thể mới
Đồng Úc vốn nhạy cảm với rủi ro đã tăng 0.37% lên 0.7139 USD sau cú giảm hơn 1% vào thứ Sáu tuần trước, mức sụt giảm thấp nhất 0.71125 USD kể từ tháng 8/2020. Đồng CAD của Canada cũng phục hồi, với đồng USD giảm 0,57% so với CAD xuống 1,2726 CAD/USD, sau khi lên mức cao trong hai tháng 1,2800 CAD/USD trong phiên trước đó.
Đồng yên, vốn được coi là tài sản trú ẩn an toàn, giảm 0,25% xuống 113,75 trên mỗi đô la. Đồng tiền Nhật Bản có thời điểm tăng tới 2% vào một thời điểm vào ngày biến động mạnh cuối tuần trước lên 113,05. Đồng rand của Nam Phi phục hồi 0,93% lên 16.1400 rand/USD, sau khi rơi xuống mức thấp nhấy trong một năm trong phiên cuối tuần trước 16.3675 rand/USD.
Chỉ số đô la Mỹ , đơn vị đo lường tiền tệ so với sáu đồng tiền chính, giao dịch ở mức 96,204, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần là 95,973 vào cuối phiên giao dịch tuần trước.
Được xem như tài sản trú ẩn an toàn trong thời kỳ thị trường nhiều rủi ro, đồng đô la Mỹ khiến khả năng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương toàn cầu khó có thể diễn ra theo như kỳ vọng trước đó.
Các chuyên gia cảnh báo biến động thị trường vẫn sẽ tiếp tục
Nam Phi là quốc gia đầu tiên phát hiện ra biến thể Omicron tuần trước, sau đó, các nước trên thế giới đã nhanh chóng thắt chặt biên giới để hạn chế khả năng biến thể xâm nhập vào quốc gia. Theo Reuters, biến thể mới có một protein đột biến khác hẳn với chủng virus corona ban đầu và không loại trừ khả năng chúng có thể kháng các loại vaccine hiện nay.
Mặc dù các quốc gia nhanh chóng đưa ra lệnh hạn chế biên giới, biến thể Omicron đã xuất hiện ở nhiều quốc gia bao gồm Úc, Vương quốc Anh, Canada, Đức và Hong Kong. BioNTech bày tỏ hy vọng trong hai tuần tới sẽ có nhiều dữ liệu hơn về biến thể Omicron để xác định mức độ hiệu quả của vaccine do hãng phối hợp với Pfizer bào chế.
Theo chiến lược gia cấp cao tại Ngân hàng Trung ương Úc, Rodrigo Catril, “Cho đến hiện tại, biến động thị trường vẫn có khả năng leo thang. Thị trường buộc phải đánh giá lại tiềm năng tăng trưởng toàn cầu cho đến khi hiểu rõ hơn về biến thể mới.”
Nhà chiến lược gia tại Ngân hành Đa quốc gia Úc Joseph Capurso cũng đồng tình với quan điểm của ông Catril và nói thêm rằng thị trường tiền tệ có thể biến động mạnh hơn trong tuần này.
Thị trường tài chính đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự xuất hiện của biến chủng mới vào thứ Sáu tuần trước (26/11), khi các quan chức y tế lo ngại rằng các chủng mới có thể làm mất hiệu lực miễn dịch tự nhiên của những người bị nhiễm bệnh hoặc khả năng miễn dịch từ vaccine. Tâm lý e ngại rủi ro đã khiến chứng khoán Mỹ giảm mạnh.