Khép lại một tuần đầy biến động, giá cổ phiếu tại châu Âu ghi nhận tăng nhẹ vào phiên giao dịch ngày 3 tháng 11, khi nhà đầu tư đang dần ổn định tâm lý hơn trước những bước đi của biến thể Omicron.
Cổ phiếu tại châu Âu tăng nhẹ đầu phiên
Chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu đã tăng khoảng 0,2% vào đầu phiên (tại thời điểm thống kê), sau đó mở cửa giao dịch với mức tăng 0,6%.
Nhóm cổ phiếu về ngành du lịch và giải trí đã dẫn đầu mức tăng với 1,7%. Song song đó, nhóm cổ phiếu ngành khai khoáng lại sụt giảm 0,6% (tại thời điểm thống kê).
Có thể thấy, thị trường chứng khoán châu Âu trong đầu phiên giao dịch đang nỗ lực phục hồi, sau pha pullback diễn ra vào ngày 2 tháng 12, khi chỉ số Stoxx 600 chứng kiến mức giảm 1,1% và cổ phiếu ngành công nghệ tại châu Âu giảm sâu 3,8% dẫn đến thua lỗ trên diện rộng. Tuy vậy, lực đẩy ban đầu chỉ duy trì trong thời gian ngắn (tại thời điểm thống kê).
Ở một diễn biến khác, thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương ghi nhận giao dịch tích cực hơn vào phiên ngày 3 tháng 11. Mặc dù thị trường Hồng Kông đang phải chịu sức ép từ cổ phiếu công nghệ, sau khi tập đoàn gọi xe hàng đầu Trung Quốc Didi đưa ra thông báo rằng, họ sẽ hủy niêm yết trên các sàn chứng khoán tại New York – chỉ sau chưa đầy 6 tháng sau khi IPO.
Tại thị trường chứng khoán Mỹ, hợp đồng tương lai giao dịch thầm lặng trong giao dịch trước giờ mở cửa, khi các nhà đầu tư đang chờ dữ liệu báo cáo việc làm của tháng 11. Dữ liệu kinh tế quan trọng này được cho là sẽ thể hiện mức tăng trưởng việc làm vững chắc trong tháng 11. Theo một cuộc thăm dò của Dow Jones, trong tháng 11 dự kiến có 581.000 việc làm được bổ sung.
Mối lo Omicron đã giảm nhẹ
Sau một tuần thông tin về biến thể Omicron xuất hiện, nhà đầu tư dường như đã ổn định tâm lý hơn trước những ảnh hưởng tiềm tàng của biến chủng này. Đặc biệt là sau khi các nhà khoa học ở Nam Phi – nơi tìm thấy biến thể đầu tiên, thông tin rằng, các loại vaccine hiện tại vẫn có sự bảo vệ nhất định đối với Omicron. Bằng chứng là cả ba ca nhiễm được phát hiện tại Mỹ đều chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ.
Vì Omicron có khả năng lây nhiễm cao gấp ba lần so với những biến thể còn lại của Covid-19, bao gồm Delta, nên hiện tại các nhà chức trách trên toàn thế giới vẫn đang nỗ lực tìm phương pháp ngăn chặn bước đi của biến thể này.
“Bóng ma” lạm phát cận kề
Cùng với việc quan sát bước đi của biến chủng mới, các nhà đầu tư tại châu Âu cũng đang theo dõi các dữ liệu kinh tế quan trọng, điển hình là chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 11 tại khu vực đồng euro.
Chỉ số quản lý thu mua tổng hợp, tính cả mảng sản xuất và dịch vụ, duy trì ở mức 55,4, đã tăng từ 54,2 vào tháng 10. Tuy nhiên, con số này thấp hơn so với dự kiến trước đó là 55,8.
Trong tháng 11, lạm phát giá tiêu dùng trong khu vực đồng euro cũng chứng kiến mức cao kỷ lục là 4,9%, trong khi chỉ số giá sản xuất cũng tăng 5,4% trong tháng 10 (đã tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước).
Lạm phát giá tiêu dùng được dự đoán sẽ duy trì trên mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào năm 2022, tuy nhiên, hai nhà hoạch định chính sách của ECB cho biết vào ngày 2 tháng 12 rằng, tốc độ lạm phát như hiện tại chỉ là “nhất thời”, mặc dù người đứng đầu của Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã không nhắc đến sự “nhất thời” vào đầu tuần này.