Tập đoàn China Evergrande vỡ nợ?
Tập đoàn China Evergrande đã bị Fitch đã hạ xếp hạng xuống mức “restricted default” (vỡ nợ) do không thể thanh toán khoản nợ 1,2 tỷ USD trái phiếu ân hạn 6/12 (đáo hạn 6/11).
Sự kiện trở thành cột mốc đáng chú ý trong câu chuyện nợ nần kéo dài nhiều tháng qua, là tín hiệu cho thấy tập đoàn bất động sản năm 2% GDP của Trung Quốc có thể kích hoạt chuỗi vỡ nợ chéo. Sự kiện vỡ nợ góp phần đẩy nhanh quá trình trên thêm 1 bước.
Việc China Evergrande bị Fitch đã hạ xếp hạng diễn ra chỉ vài phút sau khi Kaisa Group Holdings Ltd., gặp tình cảnh tương tự khi không trả được khoản tiền trị giá 400 triệu USD, tổng nợ trái phiếu lên tới 11,6 tỷ USD. Bắt đầu từ 8/12, Kaisa đã ngừng giao dịch cổ phiếu tại sàn chứng khoán Hong Kong.
Việc hạ mức Evergrande (3333.HK) và Kaisa (1638.HK) ở tình trạng “restricted default” (vỡ nợ do không thanh toán được, vỡ nợ giới hạn) được đưa ra khi 2 “ông lớn” vẫn chưa có lời thông báo chính thức, rất có thể 2 đơn vị này sẽ bước vào giai đoạn cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Đế chế China Evergrande từng được coi là con hổ lớn trong giới bất động sản nay trở thành “con nợ” với khối nợ lớn nhất lịch sử với hơn 300 tỷ USD. Tập đoàn này từng bước biến thành nạn nhân của chiến dịch mà Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra với mục đích hạ nhiệt thị trường nhà đất Trung Quốc. Trong tổng nợ trái phiếu nước ngoài 10,2 tỷ USD tính riêng trong năm 2021, các doanh nghiệp nhà đất tại Trung Quốc chiếm 36%.
Quá trình tái cơ cấu các khoản nợ có thể mấy thời gian vài tháng đến vài năm, điều này sẽ khiến các chủ nợ của China Evergrande đối mặt với tình trạng chờ đợi.
Chính phủ Trung Quốc có can thiệp?
Chính phủ mở rộng sự can thiệp gây ra ảnh hưởng với nền địa ốc, “sức khỏe tài chính” của nhiều tập đoàn bất động sản bị ảnh hưởng, doanh số bán nhà và giá địa ốc giảm mạnh trong thời gian này.
Hoàn toàn có khả năng ngăn chặn kịch bản tồi tệ xảy ra với China Evergrande, nhưng các nhà chức trách đã nói rõ rằng họ không hề có ý định bởi họ không thể bao dung cho những khoản nợ có thể đe dọa tình hình tài chính của đất nước. Thống Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang ám chỉ vấn đề của China Evergrande sẽ được xử lý theo hướng thị trường, thị trường sẽ là yếu tố quyết định tồn dư của câu chuyện nợ nần.
Nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc có trụ sở tại Thâm Quyến, đã tiết lộ khoản nợ hơn 300 tỷ USD cần phải trả cho biết họ sẽ tham gia tích cực vào dự án tái cơ cấu lại, song, Evergrande vẫn giữ im lặng về chi tiết cụ thể vấn đề này.
Các chủ nợ trái phiếu của Evergrande bao gồm Marathon Asset Management cho biết các chủ nợ nước ngoài sẽ đứng trong danh sách cuối cùng được trả nợ. Một số chủ nợ nước ngoài đã tìm đến các cố vấn pháp lý để giải quyết tình hình có thể kể đến Ashmore Group, BlackRock Inc., FIL Ltd., UBS Group AG và Allianz SE, theo Bloomberg.
David Qu, một nhà kinh tế tại Bloomberg Economics, cho biết chính phủ Trung Quốc ưu tiên ổn định xã hội và sẽ “ra tay” khi cần thiết.
Cuộc khủng hoảng thanh khoản ở China Evergrande sau đó buộc chính phủ vào cuộc làm việc với nhưng công ty “vai mang nợ nần” – HNA Group – tập đoàn hàng không tư nhân lớn nhất Trung Quốc. Người sáng lập HNA Chen Feng đã bị bắt giữ vào tháng 9 cùng với Giám đốc điều hành Tan Xiangdong vì những tội danh chưa được xác định. Câu chuyện tái cơ cấu HNA có thể sẽ khiến chính tập đoàn này gặp nhiều rắc rối, bởi quy mô cơ cấu được đánh giá phức tạp và lớn hơn China Evergrande.
Đứng dưới góc độ chính trị, có lẽ một vụ vỡ nợ chấn động quy mô tương tự như sự kiện Lehman Brothers có lẽ sẽ không xảy ra để khiến hệ thống tài chính Trung Quốc náo loạn ảnh hưởng đến tình hình thế giới. Dĩ nhiên, các nhà làm chính sách ở Bắc Kinh sẽ không khoanh tay đứng nhìn kịch bản tồi tệ như vậy xảy ra, thay vào đó họ sẽ giám sát có kiểm soát đối với China Evergrande, Kaisa, HNA và nhiều “con nợ” khác trong vòng vây hàng nghìn tỷ USD.
Zoe Nguyen (Nguồn Bloomberg)