Vào đầu tháng trước, giá đồng tiền điện tử phổ biến thứ 2 thế giới, chỉ sau Bitcoin, Ether đã có pha lập đỉnh cao nhất mọi thời đại (ATH), lên mức 4,867 USD. Tiếp nối pha nhảy vọt đó, một tháng sau, đồng tiền này lại tăng thêm gần 20%, do sự tăng lên của việc chốt lời. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cho thấy Ether có thể giảm sâu vào cuối năm nay.
Hiện nay, khi Ether đang có sự ổn định về giá là khoảng 4.000 USD, như một sự hỗ trợ cần thiết, đồng tiền này có thể gặp nhiều rủi ro về vấn đề bán tháo hơn, dưới đa dạng hình thức, từ quy tắc cơ bản cho đến các chỉ báo kĩ thuật.
Mô hình Rising Wedge (nêm tăng) của Ether
Lý do đầu tiên khiến Ether có thể trượt giá xuống dưới 3000 USD vào cuối năm 2021 là đồng tiền điện tử này có vẻ đã không còn nằm trong “nêm tăng”, một mô hình đảo chiều giảm giá, xuất hiện khi giá đi lên đến một phạm vi xác định bởi 2 xu hướng tăng nhưng hội tụ.
Nói một cách dễ hiểu nhất, vào lúc giá Ether chuẩn bị đạt đỉnh của nêm, rủi ro nó quay đầu giảm xuống dưới đáy (đường xu hướng dưới cùng) mô hình càng tăng. Do đó, khi giá Ether đang phá vỡ kỷ lục như hiện nay, nhiều chuyên gia phân tích biểu đồ cho rằng đây là dấu hiệu của một xu hướng giảm trong tương lai gần.
Xu hướng phân kỳ giảm giá
Trong những tuần trở lại đây, những nhà đầu cơ hạ giá liên tục gây sức ép bằng các đợt bán lớn ở một số khu vực trên thị trường tiền điện tử, khiến viễn cảnh giảm giá của đồng Ether dễ xảy ra.
Điển hình là Bitcoin, sau khi đạt đỉnh cao nhất mọi thời đại vào đầu tháng 11 là 69.000 USD, chỉ một tháng sau đó, giá của đồng tiền này đã “bay màu” 30%. Có thể thấy, trong cùng một kỳ nhưng mức giảm của Bitcoin cao hơn nhiều so với đồng Ether.
Nhà phân tích cho rằng, Ether đang là một “hàng rào” ngăn cản sự sụt giảm của giá Bitcoin, khi sau hơn 3 năm, cả Bitcoin và Ether đều đạt mức cao nhất mọi thời đại.
Tuy nhiên, sự sụt giảm của chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) theo tuần lại đồng thời xảy ra cùng đợt phục hồi của Ether gần đây. Điều này thể hiện mức độ gia tăng của sự phân kỳ giữa giá và chỉ báo động lượng.
Mặt khác, đợt pullback (giá thị trường đi ngược lại xu hướng) gần đây cũng tác động đến RSI của Ether, khiến chỉ số này sụt giảm xuống còn dưới 70, một chỉ báo kỹ thuật bán tháo kinh điển.
Biểu đồ Dot Plot của Fed
Trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tổ chức cuộc họp về chính sách tiền tệ trong hai ngày, có thêm một thông tin bất lợi cho giá của Ether rằng, nhiều khả năng trong năm 2022 sẽ diễn ra đợt tăng lãi suất thứ 14.
Vào tháng trước, Fed công bố rằng, hàng tháng họ sẽ cắt giảm 15 tỷ USD trong tổng số 120 tỷ USD tiền để mua trái phiếu. Thực tế, từ một vài tháng trước, áp lực lạm phát ngày càng tăng cao đã thúc đẩy quan chức của Fed tiến hành cắt giảm mua trái phiếu.
Theo một cuộc thăm dò với 48 nhà kinh tế của Financial Times, họ dự đoán kích thích kinh tế sẽ kết thúc vào tháng 3 năm 2022. Bên cạnh đó, phần lớn họ đồng tình với ý kiến trong quý II sẽ tăng lãi suất.
Vào tháng 3 năm 2020, khi bắt đầu giai đoạn nới lỏng, đây có thể coi là động lực quan trọng thúc đẩy giá Ether, khiến đồng tiền này tăng 3,330%. Chính vì vậy, khả năng thu hẹp sâu hơn có thể trì hoãn xu hướng phục hồi, trừ khi toàn bộ thị trường đều tăng giá.