Gap là gì: Khoảng trống Gap trong biểu đồ giá, những kiểu hở Gap trong mô hình nến – Khoảng trống giá (Gap) là một vùng trên biểu đồ giá ở đó giá chứng khoán tăng hoặc giảm so với ngày hôm trước, đóng cửa mà không có giao dịch nào xảy ra ở giữa vùng này.
Định nghĩa về Gap – Gap là gì – Khoảng trống giá là gì?
Gap – khoảng trống giá là khoảng trống giá giữa 2 cây nến liền kề mà tại đó không co giao dịch nào diễn ra, khoảng trống giá xảy ra khi giá mở cửa thấp hoặc cao hơn của phiên giao dịch trước đó.
Khoảng trống được tạo ra khi giá mở cửa ngày hôm sau cao hơn giá đóng cửa của ngày hôm trước được gọi là khoảng trống tăng giá (GAP UP). Ngược lại khoảng trống được tạo ra khi giá mở cửa ngày hôm sau thấp hơn giá đóng cửa ngày hôm trước được gọi là (GAP DOW)
Khoảng trống giá được lấp đầy nghĩa là giá đã quay trở lại bằng mức giá trước khi có khoảng trống giá, các nhà đầu tư nên lưu ý vì không phải lúc nào khoảng trống giá cũng được lấp đầy hoặc thời gian lấp có thể sẽ kéo dài
***Chỉ số P/B & Định giá cổ phiếu theo P/B***
Những loại Gap phổ biến
Gap thông thường – common gap
Khoảng trống giá thông thường xảy ra khi cổ phiếu đi ngang hoặc dao động trong phạm vi hẹp và khoảng trống giá thông thường rất hay xuất hiện và chỉ mang tính tạm thời và thường được lấp đầy nhanh chóng và không có đột biến về khối lượng giao dịch nên sẽ không cung cấp được nhiều thông tin hữu ích trong phân tích giá
***P/E là gì ? Cách tính P/E? Bài tất tật về PE***
Gap phá vỡ – breakaway gap
Khoảng trống giá phá vỡ xảy ra khi giá phá vỡ vùng giao dịch ổn định và đánh dấu giai đoạn đầu của một xu hướng mới, khoảng trống giá phá vỡ đi kèm với khối lượng giao dịch lớn cho thấy sự chuyển hướng mạnh mẽ của thị trường. Điểm phá vỡ sẽ đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ mới nếu khoảng trống giá phá vỡ đi lên hoặc trở thành ngưỡng kháng cự nếu khoảng trống giá đi xuống.
Gap tiếp diễn – runaway gap
Khoảng trống giá tiếp diễn thường xuất hiện ở một xu hướng tăng đã được hình thành rõ rệt trước đó và báo hiệu giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng hiện tại. Khoảng trống giá tiếp diễn ít có khả năng được lấp đầy và thường có khối lượng giao dịch vừa phải
Gap suy kiệt – Exhaustion Gap
Khoảng trống giá suy kiệt thường xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng hoặc giảm báo hiệu một sự kết thúc của xu hướng hiện tại và đánh dấu một xu hướng mới.
Khoảng trống giá suy kiệt thường đi kèm với khối lượng giao dịch lớn đồng thời giá mở cửa ngày hôm sau và giá đóng cửa ngày hôm trước có sự chênh lệch lớn. Khoảng trống giá suy kiệt thường được lấp đầy trong các phiên giao dịch sau đó.
Khi giao dịch với khoảng trống giá, các nhà đầu tư nên quan sát khối lượng giao dịch đồng thời kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như đường trung bình động (MA), RSI, MACD để xác định chính xác hơn
GAP: Sự khác biệt giữa các loại Khoảng trống giá
Các khoảng trống giá đảo chiều (reversal gap) hoặc khoảng trống giá phá vỡ (breakaway gap) thường đi kèm với sự gia tăng mạnh về khối lượng giao dịch, trong khi khoảng trống giá thông thường (common gap) và khoảng trống giá tiếp diễn (runaway gap) thì không. Trong khi khoảng trống suy kiệt phản ánh một sự thay đổi đáng kể từ xu hướng mua sang bán,và thường đi cùng hiện tượng cầu đối với cổ phiếu đó giảm xuống. Hàm ý của tín hiệu này là xu hướng tăng giá có thể sớm đến hồi kết.
GAP: Hạn chế của Khoảng trống giá
Vẫn có những hạn chế nhất định dù khoảng trống giá khá dễ để phát hiện. Chủ yếu là khả năng xác định các loại khoảng trống giá khác nhau đang xảy ra.
Nếu một khoảng trống giá bị hiểu sai, đó có thể là một sai lầm tai hại khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội mua hoặc bán chứng khoán để thu lại lợi nhuận, gây ảnh hưởng nặng nề đến khoản lợi nhuận và khoản thua lỗ của các trader