Automated Market Maker (AMM) là một giao thức cơ bản cung cấp năng lượng cho tất cả các sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Để hiểu rõ Automated Market Maker là gì, hãy cùng tìm hiểu về giao thức này dưới đây.
Automated Market Maker là gì (AMM)?
Vào năm 2008, khi Uniswap được ra mắt, đây được coi là nền tảng phi tập trung đầu tiên áp dụng thành công giao thức tạo tính thanh khoản tự động (AMM).
Nói một cách dễ hiểu, Automated Market Maker là cơ chế giao dịch tự trị, từ đó loại bỏ sự cần thiết của trao đổi tập trung và các kỹ thuật tạo thị trường có liên quan.
Trong những năm trở lại đây, ngành công nghiệp Crypto ngày càng phát triển và có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường tài chính. Các sàn giao dịch hàng đầu như Binance, Huobi, Coinbase đã làm khá tốt nhiệm vụ của chúng đối với trader Crypto. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế tồn tại, khiến trader gặp khó trong quá trình sử dụng dịch vụ. AMM ra đời trong bối cảnh như vậy.
Tính ẩn danh vẫn là một trong những lỗ hổng lớn nhất đối với các sàn giao dịch tập trung, khiến danh tính và lịch sử giao dịch của người dùng không được đảm bảo.
AMM (giao thức tạo tính thanh khoản tự động) sẽ khắc phục những hạn chế về bảo mật và khiến thông tin của người dùng riêng tư tuyệt đối.
Với các nền tảng có giao thức AMM, người dùng không cần cung cấp bất cứ thông tin cá nhân nào, thay vào đó, họ chỉ cần kết nối ví lưu trữ chữ với nền tảng thanh khoản tự động.
Sau khoảng thời gian ra mắt, người dùng đánh giá rất tốt về yếu tố bảo mật của các nền tảng AMM. Bằng chứng là chúng chưa xảy ra sự cố nào gây thiệt hại quá lớn như những vũ hack sàn trước đó.
Automated Market Maker (AMM) hoạt động như thế nào?
Các sàn giao dịch phi tập trung thường định giá bằng một số lệnh nhất định, còn đối với AMM, giao thức này hoạt động bằng cách ứng dụng công thức toán học định giá.
Cụ thể, trong giao dịch tại các sàn thông thường, người dùng sẽ có quyền đặt ra giá mua và giá bán. Do lệnh giao dịch chưa được thiết lập sẵn nên khi có ai đó chấp nhận mua hay bán với giá được đặt ra, lệnh mới được khớp.
Các nền tảng AMM sẽ rút ngắn thời gian khớp lệnh giao dịch về gần như ngay lập tức. Để thực hiện được điều này, AMM được ứng dụng một thuật toán đặc biệt, cho phép mức giá cơ được tính toán nhanh chóng, đồng thời điều chỉnh theo thực tế.
Nói một cách dễ hiểu, trong các nền tảng cung cấp giao thức AMM, lệnh mua hay lệnh bán không hề tồn tại.
Thực tế, AMM hoạt động dựa trên cơ chế rất đơn giản, người dùng chỉ cần gửi tiền vào nhóm thanh khoản (pool), nhóm này sẽ có hai loại tiền điện tử bất kỳ.
Cũng giống như quy luật cung cầu, khi người dùng rút hay nap tiền vào nhóm thanh khoản, tỷ lệ các loại tiền trong pool sẽ thay đổi. Từ đó, thuật toán sẽ phát huy tác dụng bằng cách tính toán và tác động đến giá của đồng tiền trong pool.
Pool thanh khoản là gì?
Nguồn cung thanh khoản là yếu tố cần thiết trong cơ chế hoạt động của AMM. Nói một cách dễ hiểu thì người dùng cần cung cấp hai loại tiền điện tử vào một nhóm thanh khoản (pool), từ đó, như cầu trao đổi mới được hình thành.
Người dùng sẽ được nhận mức lãi suất nhất định khi gửi tiền điện tử vào nhóm thanh khoản. Hiện nay, mức lãi suất trung bình trên thị trường là 0,3%.
Các pool thanh khoản đã khiến các sàn giao dịch mất đi thế độc quyền trong vấn đề đóng góp tài sản. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội cho một số loại tiền điện tử tăng sự hiện diện với người dùng, do nhu cầu trao đổi được kích thích.
Ưu điểm của Automated Market Maker (AMM)
So với các sàn giao dịch truyền thống, nền tảng AMM có một số ưu điểm như sau:
Ẩn danh
Ưu điểm đầu tiên dễ thấy nhất là tính ẩn danh của nền tảng AMM. Để giao dịch, người dùng không phải cung cấp bất cứ thông tin cá nhân nào, cũng không phải xác minh danh tính. Đơn giản, họ chỉ cần kết nối tài khoản ví điện tử có sẵn của mình với sàn AMM. Mọi thông tin giao dịch đều hoàn toàn ẩn danh, do người dùng không cần đăng ký tài khoản.
Giao dịch tự động
Thay vì mất thời gian đợi chờ và lo lắng liệu lệnh của của mình đã được khớp hay chưa, với nền tảng AMM, mọi giao dịch đều tự động hoàn toàn, do thuật toán đã xác định giá cả và hợp đồng thông minh thực hiện tự động. Từ nay, người dùng chỉ cần chọn số coin muốn mua, nó sẽ lập tức về tài khoản của họ mà không cần phải nghĩ ngợi.
Bảo mật tốt
Nỗi lo về vấn đề hack sàn sẽ hoàn toàn biến mất, vì với AMM, sau khi coin được trao đổi trực tiếp, nó sẽ về thẳng ví của bạn mà không “dừng chân” tại bất cứ sàn giao dịch nào. Bạn có thể yên tâm rằng, khả năng hacker chiếm được coin gần như không xảy ra.
Tính minh bạch
Nền tảng AMM còn ghi điểm bởi tính minh bạch của thông tin. Dữ liệu về giao dịch sẽ được lưu trữ vĩnh viễn vào sổ cái blockchain, nghĩa là không một ai có thể thao túng thông tin và giao dịch gian lận được.
Nhược điểm của Automated Market Maker (AMM)
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, giao thức Automated Market Maker (AMM) cũng tồn tại những hạn chế như:
Dễ trượt giá
Mặc dù cải thiện được tính thanh khoản nhưng mức trượt giá trên AMM vẫn còn cao. Ví dụ như, nếu người dùng lấy đi quá nhiều trong một loại tiền bất kỳ, giá cả của đồng tiền đó chắc chắn sẽ tăng lên.
Đồng thời, yếu tố này cũng là cơ hội người dùng gửi nhiều tiền hơn vào pool thanh khoản. Dĩ nhiên, đây không phải hạn chế quá lớn của AMM.
Mất mát vô thường
Người gửi tiền ở pool thanh khoản hay phải chịu những mất mát vô thường, do thị trường tiền điện tử biến động giá cả liên tục. Chính vì vậy, người dùng tất nhiên sẽ lấy đi loại tiền đang tăng giá và để lại loại tiền đang giảm giá trong pool thanh khoản.
Chi phí giao dịch cao
Hiện nay, đa phần các nền tảng AMM đều được phát triển trên Ethereum – blockchain có lượng người dùng hàng đầu, do đó phí gas trên Ethereum ngày càng tăng cao, để thực hiện một giao dịch, chi phí mà người dùng phải bỏ ra đôi khi lên đến hàng chục USD.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Automated Market Maker (AMM) và ưu nhược điểm của nó. Tuy còn một số hạn chế nhất định và chưa thực sự phổ biến, nhưng AMM rất có tiềm năng trong tương lai. Nhìn chung, AMM vẫn là một cuộc cách mạng trên nền tảng blockchain và hoàn toàn có thể “soán ngôi” các sàn giao dịch tập trung trong tương lai.