Công ty bảo hiểm tín dụng thương mại Euler Hermes vừa công bố một báo cáo vào ngày 3 tháng 1. Trong báo cáo, họ nhận định rằng, thời điểm dịch bệnh vừa qua, các nhà sản xuất chip chính là những người chiến thắng mạnh mẽ nhất. Không những vậy, động lực về chất bán dẫn vẫn sẽ khiến doanh số bán chip tăng gần 10% trong năm 2022.
Doanh số bán chip có thể tăng gần 10% trong năm 2022
Cụ thể, các nhà phân tích tại Euler Hermes cho rằng:
“Chu kỳ bán dẫn hiện tại đã được kích hoạt trên tất cả các xi lanh, kể từ khi ngành công nghiệp này nổi lên sau cuộc suy thoái tồi tệ nhất vào năm 2019″.
Dựa trên tình hình này, các nhà phân tích dự đoán trong năm 2022, doanh số chất bán dẫn sẽ tăng thêm gần 10% và lần đầu tiên vượt qua con số 600 tỷ USD.
Họ bổ sung thêm rằng, con số này sẽ nằm trên doanh số 553 tỷ USD, tăng trưởng 26% ghi nhận trong năm 2021.
Trong thời gian đại dịch diễn biến phức tạp, có thể thấy, sự thiếu hụt chất bán dẫn đã khiến hàng loạt các ngành công nghiệp từ lớn đến nhỏ, từ ô tô đến máy chơi game, bị đình trệ nghiêm trọng trong nhiều tháng liên tiếp.
Khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi hậu Covid-19, các nhà sản xuất lại phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu tăng cao chưa từng có của thị trường.
Trong bối cảnh này, TSMC – Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan đã có kế hoạch tăng công suất chip. Trước khi các cơ sở này đi vào hoạt động, thông thường, việc tăng công suất phải cần đến nhiều năm.
Thông tin này cũng khiến cổ phiếu niêm yết tại Đài Loan của TSMC bật tăng hơn 80% trong vòng 2 năm qua.
Các nhà phân tích của Euler Hermes cho biết, 3 động lực chính thúc đẩy doanh số bán chip là:
- Nhu cầu: Nhu cầu tăng cao bất thường đối với mặt hàng điện tử tiêu dùng, đặc biệt là máy tính xách tay và điện thoại thông minh.
- Giá cả: Nguồn cung hạn chế cùng nhu cầu thắt chặt đã dẫn đến sự tăng giá chip.
- Đa dạng sản phẩm: Cải thiện sản phẩm đa dạng hơn, chất bán dẫn giá cao hơn và thế hệ mới được giới thiệu.
Rủi ro đối với lĩnh vực chip
Ngoài việc chỉ ra 3 động lực chính của giá bán chip, các nhà phân tích của Euler Hermes cũng xác định 4 rủi ro mà lĩnh vực chip có thể gặp phải trong năm 2022:
- Do nhu cầu bình thường hóa sau khi tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2020 và 2021 nên doanh số bán phần cứng (đối với máy tính và TV) sẽ đạt doanh số cao hơn dự kiến.
- Nếu đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, chuỗi cung ứng sẽ lại gián đoạn, từ đó, hoạt động sản xuất đóng băng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu chất bán dẫn.
- Cuộc chiến không ngừng nghỉ giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc dành “ngôi vương” về công nghệ. Đồng thời, những chính sách hạn chế mua thiết bị và công nghệ sản xuất từ Mỹ của Trung Quốc vẫn được áp dụng.
- Chất bán dẫn là lĩnh vực dựa vào công suất tối ưu để sinh lời, do đó, các sự kiện khí hậu bất lợi ngày càng gia tăng sẽ là một thách thức lớn đối với nó.
Có thể thấy, với những cơ hội và thách thức nhất định, hiện vẫn chưa chắc chắn rằng lĩnh vực chip có thể đột phá trong năm 2022 hay không. Tuy nhiên, dựa vào những bước đi thành công trong năm vừa qua, năm 2022 dự kiến sẽ là một năm “nhiều giai điệu thăng trầm” của chất bán dẫn.