FTC đưa ra lời cảnh báo về hành vi lừa đảo tiền điện tử tinh vi với 1 đối tượng mạo danh nhân viên nhà nước cùng 1 chiếc máy ATM.
Sự phát triển của tiền điện tử kéo theo hệ lụy không ngờ về những vụ án đánh cắp tinh vi với số tiền lên đến hàng triệu, chục triệu USD thậm chí còn hơn thế.
Trong thông báo mới nhất của Ủy ban Thương mại Liên bang (Federal Trade Commission), đơn vị này đã cảnh báo về 1 trò lừa đảo mới liên quan đến tiền điện tử. 3 thành phần chính của vụ án được tìm ra: Kẻ mạo danh, mã QR giả mạo và máy ATM.
Theo đó, một kẻ mạo danh sẽ gọi điện đến “con mồi”, chúng giả danh người thi hành pháp luật, quan chức nhà nước, nhân viên ngân hàng liên kết và nói rằng khách hàng đó đã trúng thưởng. Sau đó yêu cầu “con mồi” chuyển 1 khoản tiền bất kỳ nào đó để hợp thức hóa khoản tiền. Những người nhẹ dạ cả tin sẽ mua tiền điện tử thông qua 1 máy ATM. Sau khi nạn nhân quét mã QR xác nhận thì mọi tài sản sẽ được chuyển hết qua tài khoản của kẻ lừa đảo.
Theo FTC, công nghệ lừa đảo ngày càng tinh vi, những kẻ lừa lọc đã lợi dụng kẽ hở của công nghệ và lợi dụng sự cả tin của khách hàng để làm chuyện phi pháp.
Chuyên viên Cristina Miranda đến từ FTC giải thích: “Không 1 cá nhân nào từ chính phủ, đại diện pháp luật, công ty tài chính quảng cáo trúng thưởng qua điện thoại, và không bao giờ họ bắt bạn phải trả phí cho họ bằng tiền điện tử. Nếu có kẻ nào nói điều đó đích thị là lừa đảo”.
Vấn nạn lừa đảo tiền điện tử
Trong năm 2021, tổng khối lượng giao dịch tiền điện tử đạt 15.800 tỷ, tăng 567% so với năm 2020.
Thị trường tiền điện tử ngày càng được chấp nhận, bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi đây là mảnh đất khiến nhiều hacker nhăm nhe xâm lấn. Với mức tăng tội phạm công nghệ gia tăng, chỉ tính riêng trong năm 2021, đã có 7,8 tỷ USD giá trị tiền điện tử bị đánh cắp, con số này tăng 81% so với năm 2020.
Tuy nhiên, bởi chưa có chính sách pháp lý nên chính phủ và cơ quan chức năng vẫn có 1 “trở ngại lớn” trong việc kiểm soát những rủi ro này, lúc này, người chịu thiệt lớn nhất là các nhà đầu tư.
Sự gia tăng của nền tảng DeFi khiến lượng tội phạm hơn lợi dụng những người bị thu hút tiền điện tử ngày càng lớn. Chainalysis ước tính khoảng 7,8 tỷ USD trong tổng số 14 tỷ USD thiệt hại do hoạt động tội phạm gây ra là từ các trò lừa đảo.
Điển hình là vụ lừa đảo được gọi là “rug pull” (rút toàn bộ vốn của các nhà đầu tư và bỏ trốn), kẻ xấu đã đánh cắp 2.8 tỷ USD từ các nạn nhân, liên quan đến dự án DeFi giả mạo.
Mặc dù nhiều bên thứ 3 thực hiện kiểm tra mã nguồn của một số token DeFi nhất định và mọi người có thể dựa vào đó để mua bán, nhưng những kẻ lừa đảo vẫn thoát thân bởi chúng không cần qua các rào chắn pháp luật.
Người dùng tiền điện tử vẫn luôn nghĩ rằng họ đang đầu cơ vào các token DeFi đã được kiểm tra nhưng thực chất bị lừa, trở thành một phần của trò lừa đảo.
Zoe (Nguồn Cointelegraph)