Pavel Durov cho rằng đề xuất cấm cấm tiền điện tử có thể làm ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghệ đang phát triển.
Đề xuất cấm tiền mã hóa trên toàn lãnh thổ Nga
Nghiêm khắc với tiền mã hóa, thời gian gần đây, lệnh cấm của Nga với loại tiền gây bão này đã nhận nhiều ý kiến phản hồi từ nhiều “ông lớn” bao gồm Giám đốc Alexei Navalny Leonid Volkov và người sáng lập Telegram – ông Pavel Durov.
Giám đốc điều hành Telegram – Pavel Durov cho rằng đề xuất cấm cấm tiền điện tử có thể làm ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghệ đang phát triển.
Vào ngày 20/1/2022, Ngân hàng Trung ương Nga công bố đề xuất cấm khai thác và kinh doanh tiền mã hóa trên toàn lãnh thổ. Ngân hàng cho biết, nhưng rủi ro của tiền mã hóa với nền kinh tế vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến thế giới trong đó có Nga.
Tuy nhiên, lệnh cấm vấp phải sự phản đối của nhiều nhà đầu tư trong nước. Chỉ 2 ngày sau, Pavel Durov tuyên bố rằng lệnh cấm tiền điện tử sẽ dần “phá hủy một số lĩnh vực thuộc nền kinh tế công nghệ cao”.
“Lệnh cấm như vậy chắc chắn sẽ làm chậm sự phát triển của công nghệ blockchain nói chung. Chúng ta cần thừa nhận blockchain đã và đang hiệu quả thế nào trong mọi lĩnh vực từ tài chính đến nghệ thuật và cuộc sống con người”, Giám đốc điều hành Telegram nhấn mạnh.
Mặc dù Durov thừa nhận rằng mong muốn điều chỉnh và có quy chế rõ ràng với tiền mã hóa là điều đáng làm thế nhưng lệnh cấm là một điều không tốt chút nào khi nó có thể là dấu chấm hết cho các dự án của Nga trong mảng công nghệ đầy tiềm năng này.
Trong khi đó, trong một bài đăng trên Telegram, Volkov cho rằng lệnh cấm tiền điện tử quả thực cần được nhìn nhận lại. Volkov cho rằng FSB (Cục An ninh Nga) đã thúc đẩy dự thảo nào bởi họ cho rằng tiền điện tử có thể là nguồn tiền viện trợ cho các tổ chức khủng bố. “Về mặt kỹ thuật, cấm mã hóa giống như việc cấm giao dịch tiền tệ giữa người với người”, Volkov cho hay.
Nhiều quốc gia công khai nói “No” với tiền mã hóa
Nhiều nước láng giềng của Nga cũng có lập trường cứng rắn đối với tiền mã hóa. Ngày 19/1/2022, quốc gia Georgia tueyen bố ngừng hoàn toàn việc khai thác tiền mã hóa. Chính phủ Kosovo và Kazakhstan cũng có tên trong danh sách những quốc gia “quay lưng” với tiền điện tử.
Riêng Ukraine đã tiến hành thông qua nhiều đạo luật để tạo điều kiện áp dụng tiền điện tử cho quốc gia. Tiền mã hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Ukraine với vai trò là một phương tiện để khắc phục tình trạng đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản phát triển tiền mã hóa ở quốc gia này khi lịch sử của Ukraine từng đối mặt với nạn tham nhũng và chạy trốn vốn. Minh chứng là các quan chức Ukraine đang nắm giữ rất nhiều Bitcoin chưa được kê khai với chính phủ, điều này có thể làm suy yếu niềm tin vào các ý tưởng tiền mã hóa của đất nước.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.
Zoe (Nguồn Cointelegraph)