Kazakhstan đưa ra thông báo cấm khai thác tiền điện tử đến tháng 2/2022.
Kazakhstan cấm khai thác tiền điện tử?
Trong thông báo mới nhất, Chính phủ Kazakhstan đã đưa ra sắc lệnh cấm khai thác tiền mã hóa, cụ thể là Bitcoin kể từ ngày 24/1 cho đến hết ngày 1/2.
Kegoc – đơn vị điện lưới quốc gia tuyên bố sẽ ngừng cung cấp điện đối với các mỏ khai thác để đảm bảo tình trạng đủ điện năng cung cấp cho người dân trong những ngày mùa đông.
Năm 2021, Kazakhstan chào đón nhiệt tình các đơn vị đào Bitcoin di cư từ Trung Quốc sang sau động thái cấm toàn bộ tiền mã hóa trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, việc khai thác tiền mã hóa quá mức đã khiến Kazakhstan phải đối mặt với tình trạng thiếu kiểm soát điện năng trên diện rộng.
Trong nhiều tháng qua, Kazakhstan đã phải đối mặt với tình trạng thiếu điện khiến lòng dân không yên, mọi việc có vẻ đang trở nên khó khăn hơn.
Trước đó, ở Uzbekistan, Kazakhstan và Kyrgyzstan vừa trải qua thời gian mất điện bởi 1 sự cố không đáng có trong đường dây điện chính của Kazakhstan. Cơ sở hạ tầng điện ở khu vực Trung Á được kết nối với nhau, và hàng triệu người bị mất điện hoặc mất nước.
Vào mùa đông năm nay, hệ thống điện của Kazakhstan đã quá tải nhiều tháng. Vấn đề thiếu điện trở nên trầm trọng hơn do nhu cầu năng lượng quá cao của người dân đồng thời hoạt động khai thác Bitcoin tốn lượng lớn điện năng.
Hiện Kegoc đã hạn chế số lượng điện phân phối cho các mỏ khai thác tiền mã hóa.
Hiện Kazakhstan là quốc gia đứng đầu thế giới về tỷ lệ khai thác tiền mã hóa (trước đó là Trung Quốc). Mặc dù mở cửa, tuy nhiên ở Kazakhstan có những quy định riêng khi các mỏ khai thác buộc phải báo cáo đăng ký với cơ quan chức năng của đất nước. Tuy nhiên, đến nay, vẫn nhiều thợ đào Bitcoin chưa đăng ký hoạt động với các cơ quan chức năng của Kazakhstan.
Nhiều quốc gia đồng ý cấm tiền mã hóa
Những nỗ lực của Kazakhstan trong việc hạn chế Proof-of-Work vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia khác.
Một cơ quan cấp cao của Liên minh Châu Âu đã thúc giục tạm dừng hoàn toàn việc khai thác Proof-of-Work vào tuần trước. Ngân hàng Trung ương Nga thậm chí còn đưa ra đề xuất cấm toàn diện đối với tất cả các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa.
Vào ngày 20/1/2022, Ngân hàng Trung ương Nga công bố đề xuất cấm khai thác và kinh doanh tiền mã hóa trên toàn lãnh thổ. Ngân hàng cho biết, nhưng rủi ro của tiền mã hóa với nền kinh tế vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến thế giới trong đó có Nga.
Nhiều nước láng giềng của Nga cũng có lập trường cứng rắn đối với tiền mã hóa. Ngày 19/1/2022, quốc gia Georgia tueyen bố ngừng hoàn toàn việc khai thác tiền mã hóa. Chính phủ Kosovo và Kazakhstan cũng có tên trong danh sách những quốc gia “quay lưng” với tiền điện tử.
Riêng Ukraine đã tiến hành thông qua nhiều đạo luật để tạo điều kiện áp dụng tiền điện tử cho quốc gia. Tiền mã hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Ukraine với vai trò là một phương tiện để khắc phục tình trạng đầu tư trong và ngoài nước.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.
Zoe (Nguồn News.coincu.vn)