Giữa lúc chính phủ các nước tên thế giới đang tìm cách đối phó với tiền điện tử thông qua cá quy định mới, chính phủ Nga tuyên bố họ sẽ tạo ra doanh thu lên tới 1 nghìn tỷ RUB ( tương đương 13,3 tỷ USD) cho ngân sách nhà nước đánh thuế tiền điện tử được thực hiện.
Nga bỏ túi 13,3 tỷ USD bằng cách đánh thuế tiền điện tử
Dựa trên một phân tích nội bộ lấy dữ liệu từ Coinmarketcap.com, nhiều nhà phân tích đưa ước tính giá trị của thị trường tiền điện tử toàn cầu năm 2021 đạt 1,87 nghìn tỷ USD và thị phần của Nga chiếm ít nhất 12%, tương đương với 224,4 tỷ USD.
Tuy nhiên, các nhà phân tích khác thuộc chính phủ Nga đã đưa ra các ước tính tài chính khác nhau, trong đó họ tuyên bố rằng Điện Kremlin có thể thu về từ 90 tỷ rúp (1,2 tỷ USD) đến 180 tỷ rúp (2,4 tỷ USD) mỗi năm từ việc đánh thuế các sàn giao dịch tiền điện tử và 606 tỷ rúp (8 tỷ USD) từ việc đánh thuế thu nhập từ các khoản đầu tư tiền điện tử của người dân Nga.
Điều này có thể mang lại tổng doanh thu trong lĩnh vực tiền điện tử là 10,4 tỷ USD cho ngân sách Nga.
Thay vì một lệnh cấm hoàn toàn, Moscow sẽ điều chỉnh và đánh thuế tiền điện tử
Các báo cáo truyền thông của Interfax đã chỉ ra rằng cơ quan chính phủ Nga có quan điểm khác nhau về cách tiến hành các quy định về tiền điện tử.
Ngân hàng Trung ương Nga ngày 20/1 đã đề xuất cấm sử dụng và khai thác tiền điện tử, với lý do đe dọa ổn định tài chính, hạnh phúc của người dân và chủ quyền chính sách tiền tệ của nước này. Ngân hàng đề xuất ngăn cản các tổ chức tài chính thực hiện bất kỳ hoạt động nào với tiền điện tử, nói rằng cơ chế cần được phát triển để chặn giao dịch nhằm mua hoặc bán tiền điện tử cho các loại tiền tệ định danh (fiat).
Nga là người chơi lớn thứ ba thế giới trong lĩnh vực khai thác Bitcoin, sau Mỹ và Kazakhstan. Theo Ngân hàng Trung ương Nga, việc khai thác tiền điện tử đã tạo ra vấn đề về tiêu thụ năng lượng.
Tuy nhiên, đề xuất này không được hoan nghênh khi nhiều quan chứ của Chính phủ Nga bác bỏ. Họ đề xuất luật để chính phủ kiểm soát nhiều hơn trong giới tiền điện tử thay vì cấm hoàn toàn.
Đầu tháng này, có thông tin tiết lộ rằng chính Moscow đã đặt ra thời hạn mới cho quy định về tiền điện tử và cho biết họ sẽ đạt được sự đồng thuận về vấn đề này trong vòng một tháng.
“Chính phủ Nga đang làm tốt. Tôi nghĩ rằng chính phủ sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định thống nhât. Tôi kỳ vọng quyết định]sẽ được đưa ra trong vòng một tháng”, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Alexey Moiseev.
Các số liệu từ trang tin tức địa phương TheBell.io cho thấy con số doanh thu ước tính 13,3 tỷ USD được tạo ra từ đánh thuế đối với các giao dịch liên quan đến tiền điện tử sẽ tạo ra động lực lớn để Điện Kremlin quản lý và đánh thuế tiền điện tử thay vì cấm hoàn toàn.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga có lợi thế về khai thác loại tiền mới này và đã yêu cầu Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính đi đến thống nhất