Luật bảo mật ngân hàng Thụy Sĩ đã bảo vệ Credit Suisse, tránh cho cơ quan này việc phải làm rõ liệu đây có phải hoạt động của tội phạm ngân hàng hay không, khác xa so với tính minh bạch mà công nghệ blockchain cung cấp.
Dữ liệu bị lộ ra cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse đã giữ các tài khoản trị giá hơn 100 tỷ USD cho các cá nhân bị xử phạt và nguyên thủ quốc gia được đưa tin là bị cáo của hành vi rửa tiền.
Theo báo cáo của New York Times vào ngày 20 tháng 2, dự liệu bị rò rỉ bao gồm hơn 18.000 tài khoản ngân hàng. Dữ liệu này có cả những tài khoản được mở từ những năm 1940 cho đến những năm 2010, nhưng hiện tại không còn hoạt động.
Trong số các chủ tài khoản đang nắm giữ “hàng triệu đô la trong Credit Suisse” có vua của Jordan – Hoàng gia Abdullah II và Cựu Thứ trưởng năng lượng của Venezuela – Nervis Villalobos.
Hoàng gia Abdullah II là bị cáo trong sự việc chiếm dụng viện trợ tài chính cho lợi ích cá nhân của mình, trong khi Villalobos đã nhận tội với hành vi rửa tiền vào năm 2018.
Những cá nhân bị xử phạt khác cũng là chủ tài khoản ở Credit Suisse, như New York Times đã viết:
“Những chủ tài khoản khác bao gồm các con trai của một giám đốc tình báo người Pakistan – người đã giúp chuyển hàng tỷ đô la từ Mỹ và các quốc gia khác đến (Mujahideen) ở Afghanistan trong những năm 1980”.
Banteg, một trong những nhà phát triển đứng đầu tại Yearn Finance (YFI), nền tảng canh tác lợi nhuận tài chính phi tập trung (DeFi) hàng đầu đã có dòng tweet vào ngày 21 tháng 2 rằng:
“Quy định chống rửa tiền (AML) ở Credit Suisse đã hân hoan đón tiếp những kẻ buôn người, những kẻ giết người và công chức tham nhũng”.
Mặc dù có những luật sở tại ngăn cấm ngân hàng Thụy Sĩ khỏi việc chấp nhận những khoản ký quỹ từ những tên tội phạm đã biết, luật bảo mật ngân hàng nổi tiếng của quốc gia này đã làm cho nó trở nên dễ dàng hơn để lẩn tránh, nếu chúng được thực thi.
Điều này có vẻ khiến Thụy Sĩ trở thành địa điểm lý tưởng dành cho các tội phạm để chúng thực hiện giao dịch ngân hàng quốc tế, như những gì New York Times chia sẻ:
“Dữ liệu rò rỉ cho thấy Credit Suisse đã mở tài khoản và tiếp tục phục vụ không chỉ cho giới siêu giàu mà còn có những người mang lý lịch khả nghi mà có thể rõ ràng với bất cứ ai khi họ gõ tên của những người này qua một công cụ tìm kiếm”.
Sau khi dữ liệu bị rò rỉ, ngân hàng đã không thừa nhận bất cứ hành vi phạm pháp nào, nhưng cách thức bí mật tập trung mà Credit Suisse đã hoạt động tương phản với công nghệ blockchain minh bạch hoàn toàn. Sự minh bạch như vậy có lẽ cũng đồng nghĩa với việc các nhà điều tra nghiên cứu và các cơ quan thực thi pháp luật có thể duy trì kiểm soát các cá nhân và chính phủ đang cố gắng tránh khỏi các lệnh trừng phạt kinh tế trong thực tế.