Trong phiên giao dịch ngày 7 tháng 3 năm 2022, thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương suy sụp trầm trọng, với giá dầu tăng, trong bối cảnh cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine chưa có hồi kết, gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư.
Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm sâu
Tại thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng đã dẫn đầu mức thua lỗ trong khu vực, khi giảm sâu đến gần 4%. Cụ thể, chỉ số chuẩn của Hồng Kông đóng cửa giao dịch thấp hơn 3.87%, ở mức 21.057,63, khi cổ phiếu của HSBC “lao dốc” 7.09%.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục trong ngày 7 tháng 3 cũng chung đà giảm với khu vực, cụ thể: Sàn chứng khoán Thượng Hải đã giảm 2.17%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 3,372.86. Trong khi đó, sàn chứng khoán Thâm Quyến cũng chứng kiến sự sụt giảm 3.433% còn 12,573.43.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 cũng thua lỗ nghiêm trọng khi nó giảm đến 2.94% – ở mức 25,221.41, với cổ phiếu của nhà sản xuất robot Fanuc giảm sâu 7.72%. Còn chỉ số Topix đã giảm 2.76% ở 1,794.03.
Tại thị trường Nhật Bản, chỉ số Kospi đã giảm 2.29%, đóng cửa giao dịch ở mức 2,651.31.
Ở nơi khác trong khu vực, chỉ số S&P/ASX 200 của Úc đã mất 1.02%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 7,038.60.
Chỉ số MSCI tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giao dịch thấp hơn 2.7%.
Tiền tệ và dầu mỏ
Trái ngược với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương, giá dầu trong phiên giao dịch buổi chiều theo giờ châu Á đã tăng vọt.
Cụ thể, giá dầu thô Brent giao sau chuẩn quốc tế đã tăng mạnh 7.43%, giao dịch ở mức 126.89 USD / thùng; tương tự, giá dầu thô Mỹ giao sau cũng tăng 7.26%, giao dịch ở mức 124.08 USD / thùng.
Chỉ số đồng đô la Mỹ, đo lường sức mạnh với 6 đồng tiền chủ chốt ở mức 98.92 – đã tăng gần đây từ mức dưới 97.6.
Đồng yên Nhật giao dịch ở mức 114.95 yên / USD, sau khi tăng một cách mạnh mẽ vào cuối tuần trước từ mức trên 115.20 yên / USD.
Còn đồng đô la Úc giao dịch ở mức 0.7408 / USD, sau đợt phục hồi chung vào tuần trước từ mức dưới 0.72 / USD.