Chiến sự Nga – Ukraine leo thang, gián đoạn nguồn cung năng lượng, thị trường Bitcoin có phải là chỗ dựa trong thời kỳ lạm phát?
Cảnh báo lạm phát tăng 8%
Trong diễn biến tài chính mới nhất, dự kiến sáng 11/3/2022, Mỹ thông báo chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) trong bối cảnh lạm phát ở Mỹ đã tăng 8% so với năm 2021 – đạt tốc độ cao nhất trong vòng 40 năm qua.
Lạm phát của Mỹ đã leo thang trước khi chiến sự Nga và Ukraine bùng nổ khiến giá năng lượng và lúa mì tăng cao.
Chỉ số CPI – thước đo lạm phát của Bộ Lao động Mỹ cho biết, dự kiến CPI trong tháng 2 là 0,8% (tương đương mức 8% trong 12 tháng). Chỉ số này là mức cao nhất kể từ năm 1982, gia tốc lạm phát tăng nhanh hơn với mức 0,6% tháng vào tháng 1.
FED vẫn “án binh bất động” để chờ kết quả cuối cùng. Chắc chắn một điều, thị trường tài chính nói chung và thị trường bitcoin nói riêng sẽ phản ứng mạnh mẽ với bất kỳ chính sách tiền tệ nào của chính phủ liên bang nhằm ổn định giá cả.
Thị trường Bitcoin có đáng tin?
Một sự lạc quan đối với thị trường Bitcoin là cần thiết trong thời gian này. Song tiền điện tử vốn không hoạt động với cơ chế chống lại lạm phát mà chỉ là cứu cánh cho người dân trong bối cảnh đồng tiền mất giá.
Kể từ đầu năm 2022 đến nay, giá Bitcoin đã mất 8% giá trị kể từ khi đạt ATH 69.000 USD (tháng 11/2021).
Richard Usher, người đứng đầu mảng giao dịch thuộc BCB Group nhận định: “Thị trường Bitcoin và tiền điện tử nói chung sẽ tồn tại rủi ro bởi tình hình chiến sự đặc biệt của Nga đối với Ukraine”.
Tại Nga, đồng ruble mất giá hơn 40%, một bộ phận người dân lợi dụng thị trường Bitcoin để lưu giữ tài sản nhằm vượt qua gia đoạn khó khăn khi đồng fiat mất giá.
Quay ngược lại lời tiên đoán của Thượng nghị sĩ Rand Paul trả lời báo giới vào hồi cuối tháng 10/2021, ông nói rằng đồng tiền Bitcoin có thể trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới.
Zoe (Nguồn Coindesk)