Ada Coin hiện đang là đồng tiền ảo làm mưa làm gió trên thị trường coin bên cạnh Bitcoin và Ethereum. Vậy Ada Coin là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả những thông tin bạn cần biết về tiền điện tử ADA cũng như đánh giá tiềm năng tăng trưởng của nó trong tương lai.
ADA coin là gì?
ADA là một loại tiền kỹ thuật số đại diện cho nền tảng Cardano, được tạo ra với mục đích để thanh toán. Đồng coin này khởi chạy trên chuỗi khối Cardano (mạng blockchain phi tập trung mang tính tiên phong) và dùng đến thuật toán đào là Ouroboros.
Nếu xem Bitcoin là blockchain thế hệ đầu tiên, Ethereum là thế hệ 2 thì Cardano chính là blockchain thế hệ 3. Với một dự án blockchain 3.0 như Cardano, các nhà phát triển có thể phát hiện những nhược điểm và khó khăn của các dự án đi trước để có thể xây dựng mạng lưới tốt hơn.
Ra mắt vào năm 2017, Cardano (ADA) thường được gọi là tiền mã hóa thế hệ thứ ba. Nó được xây dựng dựa trên những gì Bitcoin và Ethereum đã làm, đồng thời hướng tới mục tiêu bền vững và có thể mở rộng hơn. ADA thân thiện với môi trường hơn, nhanh hơn và an toàn hơn.
Cấu trúc của blockchain Cardano
Cardano tuân theo thuật toán bằng chứng cổ phần (Proof of stake, viết tắt: PoS). Nó được hình thành bằng 2 lớp riêng biệt:
- Lớp thanh toán CSL: Vận hành như một đơn vị thanh khoản, nơi mà người nắm giữ ADA coin thực hiện giao dịch nhận và gửi coin tức thời với mức phí cực rẻ.
- Lớp thanh toán CCL: Gồm tập hợp nhiều giao thức, giữ vai trò trụ cột trong blockchain Cardano hỗ trợ khởi chạy hợp đồng thông minh.
6 điều cần biết trước khi mua ADA
1. Cardano tiết kiệm năng lượng
Một lợi thế lớn của mạng Cardano là thân thiện với môi trường. Để dễ so sánh, đây là lượng năng lượng mà Cardano, Bitcoin và Ethereum ước tính sẽ sử dụng mỗi năm:
- Cardano: 6 gigawatt giờ/năm
- Bitcoin: 130 terawatt giờ/năm
- Ethereum: 50 terawatt giờ/năm
Trong đó, 1 terawatt bằng 1.000 gigawatt. Nói một cách khác, Bitcoin sử dụng nhiều năng lượng ngang với Argentina, quốc gia có khoảng 45 triệu người. Cardano sử dụng năng lượn điện cho khoảng 600 ngôi nhà ở Mỹ.
Điểm nổi bật của ADA nằm ở thuật toán đồng thuận PoS (Proof of Stake), khai thác và xác thực giao dịch dựa trên khối lượng tiền mà các “thợ đào” nắm giữ. Điều đó nghĩa là ADA không phụ thuộc vào sức mạnh của hệ thống để xử lý giao dịch như các loại coin dùng thuật toán đồng thuận PoW (Proof of Work) như Bitcoin.
2. Người sáng lập Cardano đã giúp tạo ra Ethereum
Charles Hoskinson từng là một thành viên trong nhóm thành lập Ethereum cùng với người đồng sáng lập và nhà phát minh, Vitalik Buterin. Tuy nhiên, Hoskinson muốn Ethereum là một dự án thương mại, trong khi Buterin muốn tạo ra Ethereum như một tổ chức phi lợi nhuận. Do sự bất đồng này, Buterin đã loại bỏ Hoskinson khỏi nhóm Ethereum vào năm 2014.
Hoskinson bắt đầu phát triển Cardano vào năm 2015, với nhiều điểm tương đồng với Ethereum. Cả Cardano và Ethereum đều là các blockchain có thể lập trình được và người khác có thể sử dụng nền tảng của chúng để phát triển ứng dụng và cả hai đều sử dụng hợp đồng thông minh (smart contract).
3. ADA có thể xử lý số lượng lớn các giao dịch
Khả năng mở rộng (Scalability) đã là một vấn đề đối với các loại tiền điện tử lớn nhất. Bitcoin xử lý khoảng 5 giao dịch mỗi giây và Ethereum xử lý khoảng 15 giao dịch. Điều đó dẫn đến các giao dịch chậm hơn với mức phí cao hơn. Mặt khác, Visa xử lý khoảng 1.700 giao dịch mỗi giây.
Trong các thử nghiệm, Cardano đã xử lý 257 giao dịch mỗi giây. Và các nhà phát triển ADA có kế hoạch thêm một lớp khác, Hydra, vào blockchain của ADA. Với công nghệ này, ADA có thể xử lý 1 triệu giao dịch mỗi giây.
4. ADA được sử dụng cho nhiều mục đích
Cardano là một dự án đầy tham vọng và tiềm năng sử dụng công nghệ của ADA sẽ được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau.
Thực tế, Cardano đã đạt được mối quan hệ hợp tác với Bộ Giáo dục Ethiopia. Chuỗi khối của Cardano sẽ lưu trữ hồ sơ chống giả mạo cho năm triệu sinh viên Ethiopia. Hệ thống thông tin xác thực được thiết lập để đại tu hồ sơ học tập của 5 triệu sinh viên đưa thông tin như điểm số và việc tham dự vào blockchain để thu thập dữ liệu và cung cấp hệ thống nhận dạng kỹ thuật số.
Dưới đây là ứng dụng của Cardano trong các lĩnh vực khác nhau:
- Chăm sóc sức khỏe: Blockchain của Cardano có thể xác thực các sản phẩm dược phẩm để tránh rủi ro mua phải thuốc giả.
- Tài chính: Cardano có thể được sử dụng ở các nước đang phát triển để tạo ra hồ sơ về danh tính của người dân và chứng minh mức độ tín nhiệm của họ.
- Nông nghiệp: Công nghệ blockchain có thể cung cấp khả năng theo dõi chuỗi cung ứng đáng tin cậy cho nông dân, người vận chuyển hàng hóa và thương gia.
5. Nền tảng đầu tiên được thành lập dựa trên nghiên cứu
Một trong những điều đặc biệt về Cardano là quá trình phát triển của nó dựa trên thẩm duyệt (peer review). Các kỹ sư và chuyên gia học thuật chuyên về công nghệ blockchain và mật mã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng Cardano.
Quá trình đồng nghiệp thẩm định mang lại cho Cardano sự phát triển không nhanh nhưng chắc và ổn định. Ưu điểm của cách tiếp cận này là nắm bắt được các vấn đề bảo mật có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn sau này.
6. ADA có số lượng coin giới hạn
Tiền điện tử có thể có nguồn cung cấp cố định hoặc không giới hạn. Bitcoin là ví dụ nổi tiếng nhất về tiền điện tử có nguồn cung cố định, vì sẽ không bao giờ có nhiều hơn 21 triệu Bitcoin.
Cardano cũng vậy. Cardano có nguồn cung cấp tối đa là 45 tỷ ADA và hiện có khoảng 32 tỷ ADA đang được lưu hành. Nguồn cung giới hạn không đảm bảo giá sẽ tăng nhưng nếu Cardano trở nên phổ biến, thì nguồn cung hạn chế có thể giúp tăng nhu cầu.
Có nên đầu tư ADA không?
Năm 2021 là năm phát triển vượt bậc của altcoin, và ADA cũng là một trong số đó. Năm 2021 dự án Cardano đã đạt được một số cột mốc quan trọng. Những cải tiến của Cardano được các nhà phát triển chấp nhận sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Với ưu điểm về tính mở rộng, thân thiện môi trường, những tiềm năng về công nghệ, nếu ADA bắt kịp thời gian về việc hoàn thiện dự án, giá của ADA trong tương lai tăng mạnh hơn sẽ là điều khó có thể phủ nhận.
Việc có nên đầu tư hay không nên đầu tư vào ADA vẫn luôn là sự quyết định của những người trong cuộc, những người nắm rõ về đồng tiền điện tử này.