Theo VisualCapitalist, dữ liệu theo dõi những đơn vị nhập khẩu dầu của Nga lớn nhất trong 100 ngày xảy ra xung đột quân sự cho thấy Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất, theo sau là Đức và Ý.
Bất chấp hàng loạt các lệnh trừng phạt và lệnh cấm nhập khẩu, Nga vẫn xuất khẩu thành công dầu thô và khí đốt, thu về hàng trăm tỷ USD trong 100 ngày kể từ khi thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, trung bình 977 triệu USD/ngày.
Xét tổng thể chung, khối EU nhập khẩu khối lượng nhiều nhất, chiếm 61% trong doanh thu 98 tỷ USD xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch. Đức, Ý và Hà Lan – thành viên của NATO và EU chiếm phần lớn. Trung Quốc vượt Đức trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất, với 2 triệu thùng dầu Nga chiết khấu mỗi ngày trong tháng 5 – tăng 55% so với một năm trước. Đồng thời, Nga cũng vượt Saudi Arabia trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc.
Mức tăng nhập khẩu dầu thô của Nga lớn nhất đến từ Ấn Độ, nước này mua khoảng 18% lượng dầu Nga xuất khẩu trong 100 ngày. Trong đó, một lượng lớn dầu được Ấn Độ tái xuất khẩu thanh sản phẩm tinh chế đến Mỹ và phương Tây.
Dầu của Nga – vàng đen của thế giới
Thị trường năng lượng toàn cầu đã chứng kiến nhiều cú sốc trong vòng vài năm qua. Đầu tư và khí đốt và dầu giảm dần cùng với cắt giảm sản lượng do đại dịch Covid-19 đã khiến nguồn cung suy giảm. Trong khi đó, người dân có nhu cầu sử dụng nhiều năng lượng hơn khi nền kinh tế tái mở cửa và thời tiết lạnh cực đoan. Kết quả là, nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch tăng mạnh thậm chí trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine diễn ra.
Nga là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới và là nhà sản xuất lớn thứ 3 thế giới. Trong 100 ngày xung đột quân sự với Ukraine, dầu là mặt hàng xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch có giá trị nhất của Nga, chiếm 48 tỷ USD hay gần một nửa tổng doanh thu xuất khẩu.
Trong khi dầu thô của Nga được vận chuyển bằng các tàu chở dầu nhưng có một hệ thống lớn vận chuyển qua đường ống từ Nga đến châu Âu. Khoảng 41% lượng khí đốt nhập khẩu của Liên minh châu Âu đến từ Nga; nhiều hơn gấp đôi so với Na Uy, nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho Tây Âu.
Châu Âu – các quốc gia phụ thuộc nhiều hơn vào dầu Nga – chưa đưa ra lệnh trừng phạt nhắm vào ngành năng lượng Nga. Điều đó làm giảm đáng kể nguồn cung dầu của Nga vào thị trường toàn cầu. Trong khi đó, phương Tây đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cung thay thế từ những nơi khác, bao gồm các thành viên OPEC là Iran và Venezuela. Song các thành viên của khối đang chịu những áp lực không nhỏ từ những lệnh cấm vận.
Mỹ và Thụy Điển đã cấm hoàn toàn việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, với khối lượng nhập khẩu hàng tháng lần lượt giảm 100% và 99% trong tháng 5.
Tháng 6 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ sáu áp đặt với Nga, trong đó có lệnh cấm “mua, nhập khẩu hoặc chuyển dầu thô và một số sản phẩm dầu mỏ từ Nga vào EU,” tạm thời miễn trừ trừng phạt đối với nhập khẩu dầu thô qua đường ống dẫn vào một số nước thành viên EU phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga.