Các gã khổng lồ của Trung Quốc như Alibaba Group Holding và Tencent Holdings đều đã đổi tên các tài sản mã hóa không thể thay thế (NFT) của họ thành “bộ sưu tập số” khi Bắc Kinh ngày càng để ý thị trường tài sản ảo mới này như một bong bóng khổng lồ tiềm ẩn.
Alipay – công ty liên kết công nghệ tài chính Alibaba Ant Group, hiện gọi các tác phẩm nghệ thuật NFT mới nhất của mình bao gồm các bức tranh kỹ thuật số là bộ sưu tập kỹ thuật số vài tháng sau khi tung ra hình nền NFT cho các trang mã thanh toán của người dùng vào tháng 6.
Ant Group “kiên quyết phản đối” thể hiện sự nguội lạnh với NFT. Alibaba cũng có động thái thay đổi thuật ngữ “NFT” sang “bộ sưu tập kỹ thuật số”. Trong khi đó, trên Huanhe – nền tảng NFT được Tencent tung ra vào tháng 8 đã thay đổi thành bộ sưu tập số với tất cả các mặt hàng đang được cung cấp.
NFT (Non-Fungible Token) hay token không thể thay thế là một dạng vật phẩm ảo được xác thực bằng công nghệ blockchain – công nghệ sử dụng chữ ký số để xác nhận tác phẩm gốc và người sở hữu tác phẩm. Chính nhờ điều này, Non-Fungible Token trở thành loại tài sản không thể sao chép hay làm giả.
Trung Quốc liệu có đưa ra lệnh cấm với NFT với sự hoài nghi về “bong bóng”?
Các hành động đổi thuật ngữ NFT của Alibaba và Tencent phản ánh nỗ lực của họ trong việc tránh mọi xung đột với chính phủ Bắc Kinh. Colin Wu – một blogger có ảnh hưởng chuyên viết về blockchain và tiền điện tử viết: “Các cơ quan quản lý Trung Quốc đang tăng cường giám sát các NFT”.
Tháng trước, một tờ báo nhà nước của Trung Quốc đã cảnh báo về một bong bóng tiềm ẩn trong NFTs, khi các công ty Công nghệ lớn của nước này bao gồm cả Alibaba và Tencent bắt đầu nhúng chân vào thị trường tài sản kỹ thuật số mới này.
Chính quyền Trung Quốc đang cấm NFT nhưng thay vào đó cho phép sưu tầm kỹ thuật số; tuy nhiên, những gã khổng lồ Internet địa phương và các công ty lớn khác vẫn tiếp tục bước vào thị trường NFT.
TikTok dường như đang dần chuyển hướng sang công nghệ blockchain như một phần trong chiến lược kinh doanh lâu dài. Vào tháng 8, công ty đã bắt tay với nền tảng phát trực tiếp Audius cho phép người dùng chuyển các bài hát được tạo trên giao thức sang TikTok. Audius là công ty phát nhạc trực tuyến được thành lập vào năm 2018. Về quy mô, Audius không thể so sánh với các nền tảng lớn như Apple Music hay Spotify.
Trong tháng 8, tổng doanh thu của NFT đạt 4 tỷ USD. Chỉ 1 tháng sau đó, tổng kết cuối tháng 9, tổng hợp của 3 dự án Non-Fungible Token riêng biệt Opensea, Axie Infinity, Cryptopunks đã tạo ra doanh thu hơn 10 tỷ USD.
Opensea dẫn đầu về doanh số bán Non-Fungible Token, là một thị trường cho phép người dùng mua và bán nhiều loại Non-Fungible Token sưu tầm từ mạng Ethereum và Polygon.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.
Zoe Nguyen (Nguồn SCMP)