Allan Flynn đã giành được thỏa thuận với ANZ do nhận được lệnh cấm từ ngân hàng này và sẽ tiếp tục đến tòa án để giải quyết với Westpac vào tuần tới.
Ngân hàng ANZ bị khiếu nại vì unbanking với nhà giao dịch Bitcoin
Nhà giao dịch Bitcoin (BTC) Allan Flynn đã giải quyết khiếu nại đầu tiên của mình với Tập đoàn Ngân hàng Úc và New Zealand (ANZ) về việc bị phá sản đơn phương vào năm 2018 chỉ vì Allan Flynn làm việc tại Sàn giao dịch tiền tệ kỹ thuật số (DCE).
Sự việc được giải quyết sau 20 tháng kể từ khi cư dân Canberra này nộp đơn khiếu nại ANZ lần đầu tiên lên Tòa án Hành chính và Dân sự ACT.
Trong phiên giải quyết tranh chấp, ANZ đưa ra lập luận cho rằng việc ngân hàng cho đóng tài khoản của Allan Flynn bắt nguồn từ sự lo ngại rủi ro các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố (ML / TF) mà họ nhận thấy giữa sàn giao dịch. ANZ cũng thừa nhận rằng hành động không cung cấp dịch vụ ngân hàng cho Flynn có thể “dẫn đến sự phân biệt đối xử bất hợp pháp trái với mục 7(1)(p) và mục 20 của Đạo luật Phân biệt đối xử năm 1991.”
Tuy nhiên ANZ từ chối mọi trách nhiệm và nói rằng nếu họ đã “phân biệt đối xử chống lại ông Flynn bằng cách đóng tài khoản của ông ấy, thì sự phân biệt đối xử đó hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh và theo đúng pháp luật.”
ANZ cũng tuyên bố thừa nhận rằng họ đóng tài khoản của anh này khi phát hiện hoạt động của DCE nhưng lại không liên hệ với Flynn để biết thêm thông tin về hoạt động của anh ta. Ngược lại, Flynn lập luận lại rằng sự phân biệt đối xử này theo luật của Canberra là bất hợp pháp bởi “Ai đó dựa vào nghề nghiệp, tài chính, chức vụ và tên gọi của bạn để phân biệt đối xử đều là hành vi vi phạm pháp luật”.
Sau khi trận chiến đầu tiên đã kết thúc, anh này sẽ tiếp tục lần khiếu nại thứ 2 với ngân hàng Westpac vào thứ Năm tới.
Theo đó, Westpac đã đóng tài khoản của Flynn vào năm 2019 với cùng lý do nghi ngờ hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố bởi Flynn là nhà giao dịch tiền điện tử.
Trao đổi với Cointelegraph, Flynn cho rằng giữa những động thái này, các ngân hàng cần phải đưa ra lời khẳng định xem liệu họ có sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho các nhà giao dịch Bitcoin hay không. Anh nói: “Tất cả những gì tôi cần là một hành động thể hiện sự công bằng”.
Flynn có kế hoạch viện dẫn các hành vi vi phạm nhân quyền của các ngân hàng vì đã phân biệt đối xử với anh ta và nghề nghiệp của anh ta. Anh cho rằng đây là một phần quan trọng trong việc cần thêm những quy định pháp luật rõ ràng hơn và hy vọng rằng việc thắng kiện của mình sẽ giúp thúc đẩy những thay đổi trong nước và quốc tế về vấn đề này.
“Việc dành được ưu thế trước các ngân hàng sẽ có tác động to lớn trong việc khách hàng bị phân biệt đối xử vì nghề nghiệp của mình”
Anh cũng nói thêm rằng, phán quyết của Tòa án cũng được công chúng theo dõi rộng rãi, trong việc thừa nhận một phần tội lỗi trong thỏa thuận trước đó đã bước đầu làm thay đổi chính sách của cơ quan quản lý. Ngược lại, anh cũng lo lắng rằng việc thua kiện có thể khiến việc giao dịch Bitcoin bị giới hạn.
Flynn không phải là trường hợp duy nhất gặp phải tình huống như vậy. Mới tháng trước, Rebecca Schot-Guppy, Giám đốc điều hành của Fintech Australia đã nói với Thượng viện rằng có tới 91 thành viên trong tổ chức của cô đã bị cấm các giao dịch ngân hàng mà không có bất kỳ lời giải thích hay cảnh báo nào.
Kể từ năm 2015 nên nay, Trung tâm Báo cáo và phân tích giao dịch Úc (AUSTRAC) đã ngày càng có những quy định cụ thể hơn về cách DCE phải hoạt động và được quy định trong pháp luật như thế nào.
Trong đó, điều quan trọng mà AUSTRAC đã nói rõ rằng luật AML/luật chống khủng bố không bắt buộc các ngân hàng phải đóng tài khoản của các nhà giao dịch tiền điện tử.
Flynn tin rằng hành vi của ANZ và Westpac cho thấy “các ngân hàng không muốn phải cạnh tranh” và nếu các DCE không bị cản trở mà được phép hoạt động thì chúng sẽ “phá vỡ giới hạn tốc độ và vượt qua các ngân hàng truyền thống”.
Nguồn: Cointelegraph