Giống với thị trường chứng khoán, Áo có kế hoạch đánh thuế tiền điện tử với tỷ lệ tương tự.
Với hơn 870 tỷ Euro nhận được trong năm 2020, châu Âu chính thức trở thành “thủ phủ” mới của tiền điện tử. Mức độ phủ sóng của tiền điện tử khiến nhiều nước có cái nhìn nghiêm túc về nó.
Trong động thái mới được cập nhật, các nhà chức trách Áo sẽ đề ra phương án đánh thuế tiền điện tử, Bitcoin và các altcoin với tỷ lệ phần trăm tương tự các khoản đầu tư cổ phiếu và trái phiếu. Đề án này có thể được đưa vào chính thức hoạt động vào tháng 3/2022.
Có vẻ như Áo đang muốn tạo sân chơi công bằng với các khoản đầu tư của các loại tài sản khác, đồng thời đánh thuế thu nhập 27,5% đối với tất cả hình thức, bất kể là đầu tư cổ phiếu, trái phiếu và mới đây là đánh thuế tiền điện tử.
Trước thông tin trên, bộ Tài chính Áo nhận xét: “Đây là bước đi mang tính công bằng minh bạch và bình đẳng của chúng tôi để giảm thiểu sự ngờ vực và thành kiến đối với lĩnh vực công nghệ mới”.
Với bước đi mới này, Áo có thể trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu thực hiện đánh thuế như vậy. Cụ thể, các nhà chức trách sẽ thực thi các quy định đánh thuế tiền điện tử đối với các tài sản như Bitcoin và Ethereum (ETH) cùng các altcoin khác.
Nếu các nhà đầu tư mua tài sản trước ngày dự kiến, họ sẽ không phải trả 27,5%. Đồng thời, các nhà đầu tư sẽ có thể nhận được khoản bồi thường chống lại những tổn thất tiềm ẩn khi họ bán số lượng tiền mã hóa của mình, theo chính sách được đề xuất.
Áo không phải là quốc gia duy nhất dự tính đánh thuế tiền điện tử trong mảng giao dịch
Tại Mỹ, Quốc hội đã thông qua Dự luận cơ sở hạ tầng trị giá 1200 tỷ USD để mở đường cho các khoản thuế tiền điện tử bổ sung ở Mỹ. Nếu dự luật mới về cơ sở hạ tầng được thông qua bởi Tổng thống, IRS sẽ có thể huy động thêm 28 tỷ USD từ việc đánh thuế tiền điện tử.
Hàn Quốc là quốc gia thực hiện đánh thuế đối với các giao dịch tiền điện tử. Ban đầu, chính phủ đảm bảo sẽ đánh thuế 20% đối với lợi nhuận lấy từ giao dịch dự kiến thực hiện vào năm 2022. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ cầm quyền của Hàn Quốc trì hoãn việc này để xây dựng lại cơ sở vật chất hạ tầng 1 cách cẩn thận để tránh sai sót.
Ấn Độ cũng tiết lộ rằng họ sẽ làm việc để đánh thuế thu nhập từ phạm vi trên. Điều thú vị khi đây là động thái vô cùng bất ngờ của quốc gia đông dân thứ hai thế giới vì ban đầu Ân Độ đã rất gắt gao trong việc áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với Bitcoin.
Indonesia cũng đang bắt đầu xe, xét đánh thuế tiền điện tử sau khi chứng kiến sự gia tăng lớn về người dùng tiền ảo trong năm nay cùng lượng lớn người tham gia. Tuy nhiên, Indonesia cấm sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán, mặc dù cho phép giao dịch chúng như một loại hàng hóa bởi tính rủi ro cao.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.
Zoe Nguyen (Tổng hợp)