Ngay cả những doanh nghiệp khổng lồ cũng có lúc rơi vào khủng hoảng và trải qua một chặng đường phát triển đầy sóng gió trên thương trường! Hãy cùng điểm lại hành trình của những tên tuổi lớn của Mỹ như Apple, General Motors, Starbucks…
Cú lội ngược dòng của các ông lớn Apple, Starbucks và Netflix
1. Apple
Steve Jobs và cộng sự của ông Steve Wozniak đã cùng nhau thành lập công ty công nghệ Apple vào năm 1976. Ngay sau khi thành lập công ty liên tiếp gặt hái được nhiều thành công. Cho đến khi, ông không tạo ra thêm được những bước đột phá mới, cần thiết và Jobs đã chính thức bị sa thải.
Đến năm 1996, sau 20 thành lập Apple đang đứng trước nguy cơ phá sản. Nguyên nhân được cho là do bộ phận quán lý yếu kém, không xử lý được các vấn đề về tài chính khiến cho công ty sa lầy một cách nghiêm trọng, ngập trong một loạt sản phẩm kém chất lượng và tình trạng báo động đỏ về hệ điều hành cần được nâng cấp.
Đứng trước tình hình không mấy khả quan và vô cùng cấp bách, ban lãnh đạo Apple bắt buộc phải đưa ra quyết định mang Jobs trở lại. Vào năm 1997, một năm sau khủng hoảng, Jobs chính thức trở lại và tiếp quản cương vị Giám đốc điều hành tạm thời.
Ngay khi trở lại, vị lãnh đạo tài ba đã đưa ra quyết định đầu tiên của mình đó là chấp nhận bắt tay với đồi thủ Microsoft để nhận lấy khoản đầu tư 150 triệu USD (tương đương khoảng 263 triệu đô hiện nay). Chính nhờ vào khoản đầu tư này từ Microsoft, Apple đã được hồi sinh và trở thành hiện tượng toàn cầu như hiện nay, đồng thời khẳng định vị trí đối thủ chính của ông lớn Microsoft.
Jonathan Ive nhà thiết kế công nghiệp nổi tiếng cũng đã được Jobs mời về làm việc. Jonathan Ive đã tạo ra các thiết kế tối giản nhưng lại mang đậm tính biểu tượng của Apple. Từ thời điểm đó, Apple liên tục tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc chưa từng có. Gã khổng lồ công nghệ này vào tháng 1/2022 đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới cán mốc vốn hóa thị trường 3.000 tỷ đô sau chưa đầy 2 năm chạm mốc 2 tỷ đô.
2. General Motors
General Motors (GM), thành lập vào năm 1908 đây là một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế kỷ 20. Tuy nhiên, công ty đi chệch hướng và liên tục thua lỗ vào đầu những năm 2000. 5 năm tiếp theo GM mất khoảng 10,6 tỷ USD và đến năm 2007 công ty tiếp tục báo cáo mức lỗ kỷ lục lên tới 38,7 tỷ USD.
Một năm sau đó, cuộc khủng hoảng tài chính đã giáng đòn cuối cùng vào sự sụp đổ của GM. Vào năm 2009, tình hình thực sự tồi tệ khi GM buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11, dẫn đến việc hàng ngàn người bị sa thải.
Bỏ qua tình hình tồi tệ, “đại gia” xe hơi bắt tay đổi mới bằng cách đơn giản hóa các mẫu xe. Tập trung tài nguyên vào những dòng xe bán chạy nhất như Chevrolet và Buick. Bên cạnh đó, GM quyết định bán lại cho Spyker, một hãng xe của Hà Lan thương hiệu Saab của mình.
GM đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 nhờ vào nguồn vốn hàng tỷ USD được Chính quyền của Tổng thống Barrack Obama tài trợ. Vào thời điểm đó, trong số 64 gói cứu hộ trị giá hàng tỷ USD của chính phủ Hoa Kỳ, GM và Chrysler là hai công ty nhận được nhiều nhất. Đến năm 2010, để có thể huy động thêm tiền, GM đã niêm yết cổ phiếu ra công chúng.
Qua đó, GM đã nhanh chóng có lãi trở lại. Từ thời điểm đó cho đến nay, công ty vẫn liên tục thu lãi khủng dù vướng phải nhiều bê bối. Trong đó, vào năm 2014, phải kẻ đến vụ thu hồi xe quy mô lớn do lỗi hệ thống đánh lửa. Thời gian 1 năm từ tháng 9/2020 đến tháng 9/2021, công ty đã đạt được mức doanh thu vô cùng ấn tượng 130,9 tỷ USD.
Bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, dù gặp nhiều khó khăn và cuộc khủng hoảng thiếu chip toàn cầu, GM vẫn đưa ra nhiều chiến lược kế hoạch lớn trong tương lai. Cụ thể chính là việc hãng sẽ tung ra 30 mẫu xe điện khác nhau trong 3 năm tiếp theo.
3. Converse
Cầu thủ bóng rổ, Chuck Taylor, gia nhập Converse với tư cách là một nhân viên bán hàng vào năm 1922. Taylor đã trở thành “tài sản” quý giá của nhà mốt này. Chuck có tiếng đến mức, anh còn cho thuê tên tuổi của mình cho dòng giày Chuck Taylor All Stars – dòng giày bóng rổ nổi tiếng đầu tiên trong lịch sử. Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ trên đỉnh cao, Converse bắt đầu mất dần sức hút trên thị trường và trở thành một thương hiệu mà thế giới bóng rổ cũng quay lưng.
Vào tháng 1 năm 2001, khi gần 100 tuổi, Converse Inc. đã nộp đơn phá sản và bắt đầu tái cấu trúc, trong đó có việc bán trụ sở chính ở Massachusetts với giá 15,4 triệu đô la (tương đương 24,5 triệu đô la hiện tại) để trả nợ. Năm 2003, hãng thời trang đối thủ Nike – công ty góp phần khiến Converse mất vị thế trên thị trường – đã đề nghị mua lại công ty.
Dưới thời Nike, Converse đã tạo ra một cuộc cách mạng về hình ảnh thương hiệu thông qua các chiến dịch quảng cáo, chuyển từ mối liên hệ với bóng rổ sang khuynh hướng văn hóa đại chúng nổi loạn. Kể từ đó, Converse hồi sinh mạnh mẽ và Nike cũng tiếp tục mở các cửa hàng dành riêng cho thương hiệu này. Converse mang về cho Nike doanh thu 2,2 tỷ đồng USD vào năm 2021.
4. StarBucks Coffee
Được thành lập vào năm 1972 tại Seattle, bang Washington (Mỹ), Starbucks khởi đầu là một cửa hàng bán hạt cà phê. Tuy nhiên, vào năm 1987, dưới sự điều hành của giám đốc của giám đốc điều hành Howard D. Schultz, Starbucks đã lấy cảm hứng từ văn hóa cà phê Ý và trở thành chuỗi cà phê với các dịch vụ được cá nhân hóa.
Quyết định này đã giúp Starbucks nhanh chóng mở rộng quy mô. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã giáng một đòn mạnh, buộc chuỗi phải đóng cửa 900 cửa hàng trong hai năm và sa thải 6.700 nhân viên.
Vào tháng 1 năm 2008, Schultz trở lại vị trí của mình CEO Starbucks sau 8 năm rời đi. Khi đó, ông nhận ra rằng các cửa hàng Starbucks đã mất đi sức hấp dẫn đối với khách hàng và cần phải “chuyển mình” để cạnh tranh trong thị trường ngày càng khốc liệt. Không chỉ là vượt qua khủng hoảng tài chính mà còn phải phát triển.
Vị CEO này đã đưa chuỗi cửa hàng quay trở lại và tập trung hơn vào khách hàng. Ông khởi động chiến dịch nghiên cứu thị trường quy mô lớn – My Starbucks Idea – trong đó khách hàng chính là người đưa ra đề xuất. Chiến dịch này được hỗ trợ bởi một chiến dịch tiếp thị trên mạng xã hội và thành công của nó đã đưa Starbucks trở thành thương hiệu đầu tiên trong lịch sử có 10 triệu lượt thích trên Facebook và kế hoạch này của Schultz đã thành công.
Kể từ khi doanh số bán hàng sụt giảm năm 2009, Starbucks đã bắt đầu chứng kiến sự gia tăng doanh số hàng năm trên toàn cầu. Năm 2021, doanh thu của chuỗi là hơn 29 tỷ USD tăng 23,57% so với năm 2020.
5. NETFLIX
Vào năm 1997, Netflix ra đời như một dịch vụ cho thuê video. thời điểm hiện tại, Netflix là nền tảng dịch vụ phát video hàng đầu với gần 214 triệu người đăng ký trả phí. Tuy nhiên, con đường đến với thành công của công ty này không hề trải hoa hồng.
Reed Hastings, Giám đốc điều hành – người sáng lập của Netflix vào năm 2011, đã quyết định “đi đường tắt” và tập trung vào mảng dịch vụ phát video trực tuyến. Ông đã tách doanh nghiệp cho thuê video khỏi kinh doanh phát trực tuyến video và tăng phí dịch vụ lên 60%.
Không ngạc nhiên khi quyết định này không được người dùng chấp nhận, khiến nền tảng này mất đi 800.000 người đăng ký và giá cổ phiếu của nó giảm 77% chỉ trong 4 tháng. Chưa hết, chỉ vài tuần sau khi ra mắt thương hiệu cho thuê video Qwikster mới, Netflix đã phải nhanh chóng “khai tử”.
Năm 2012, vận đen vẫn đeo bám các tờ báo của Netflix. Tuy nhiên, thông qua nội dung độc quyền và loạt phim gốc như House of Cards – phát hành năm 2013, quyết định liều lĩnh của Hastings đã gặt hái được “trái ngọt”.
Trong hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã buộc mọi người phải ở nhà nhiều hơn, giúp Netflix tiếp tục kinh doanh tốt. Vào tháng 4 năm 2020, nền tảng được định giá là 194 tỷ USD – cao hơn Disney, “ông lớn” trong ngành giải trí. Tuy nhiên, Netflix sau đó đã bị Disney vượt mặt và được định giá 174 tỷ USD kể từ ngày 21/2.
Nguồn: ViMoney tổng hợp