Membership NFT mang lại cho những người sáng tạo nội dung cách thức để làm nên thương hiệu bền vững.
Nghệ thuật Membership NFT: Hướng đi mới của thương hiệu và khách hàng
Ứng dụng mô hình Membership NFT: Tương lai mới của ngành kinh doanh
Revulution NFT – Cuộc cách mạng mới của NFT
Membership NFTs là gì? Bắt đầu hành trình tương lai mới
Membership NFTs là gì? Bắt đầu hành trình tương lai mới
Membership NFTs (tạm dịch Tư cách/mô hình hội viên NFT), là một cơ chế cung cấp quyền truy cập – xác minh quyền sở hữu NFT của người tham gia khi kết nối wallet với các nền tảng dự án. Các thành viên sở hữu NFT được sở hữu các đặc quyền như tham dự vào các sự kiện, trải nghiệm các dịch vụ độc quyền,…online hoặc offline.
Năm 2021, Chris Dixon đã hướng dẫn các Creator (người sáng tạo) cách sử dụng NFT để có thể kiếm tiền từ “1000 true fans”. Kể từ đó, số lượng các nhà sáng tạo nghệ thuật sử dụng NFT tăng đáng kể như ca sĩ, họa sĩ,…
Sự phát triển của mô hình Membership NFT đòi hỏi các thành viên tham gia cần phải có “tấm thẻ” NFT để gia nhập cộng đồng NFT, hưởng đặc quyền mà 1 thành viên NFT được hưởng.
Membership NFT mang đến cho các creator cách thức để xây dựng thương hiệu của chính họ, giúp xây dựng cộng đồng, cho phép các thành viên cộng đồng đó mang những giá trị tốt đẹp cho xã hội.
Tại sao những người làm nghệ thuật cần sử dụng mô hình Membership NFT?
Mô hình hội viên/thành viên của thương hiệu/nhóm/ tổ chức được ứng dụng trong đời sống thực tiễn khá nhiều.
Tương lai gần, mô hình Membership NFT sẽ phát triển mạnh mẽ khi nền kinh tế chuyển đổi số cùng với sự phát triển của Web3.0 và công nghệ blockchain.
Tất cả các NFT đều được lưu trữ dưới dạng mã hóa trên 1 chuỗi thuộc blockchain. Các NFT khác nhau phục vụ các nhu cầu khác nhau.
Ví du, có người muốn mua NFT JPEG để làm avatar độc quyền. Song Membership NFT khác hoàn toàn, vì người sở hữu NFT của nhóm nào đó có thể được hưởng đặc quyền mà những thành viên thông thường không được hưởng.
Ví dụ: Nếu bạn là 1 thành viên gia nhập Membership NFT của Bored Ape Yacht Club, bạn sẽ là thành viên của CLB du thuyền triệu USD, ược thưởng thức một bữa tiệc thực thụ trên du thuyền hay lắng nghe hòa nhạc với Chris Rock, Aziz Ansari và The Strokes.
Ngày càng có nhiều Creator chuyển hướng hoạt động sang Web3 bằng cách tạo lập cộng đồng NFT cá nhân – nghĩa là những người hâm mộ họ sẽ sở hữu NFT mà Creator ấy phát hành, tạo thành 1 fandom.
Membership NFT còn phát triển mạnh mẽ tới mảng kinh doanh, thương hiệu,…mọi người hoàn toàn có thể hưởng lợi và kiếm tiền từ đây.
Người sáng tạo (họ có thể là nhà văn, họa sĩ, ca sĩ, kịch sĩ, diễn viên, Youtuber, Tiktoker, KOL,…những người có tầm ảnh hưởng nhất định). Họ kiếm tiền từ việc người hâm mộ chi bao nhiêu tiền để mua các NFT mà họ tung ra, ngược lại, người hâm mộ phải được hưởng những đặc quyền khác những “người bình thường”.
Creator có thể ra mắt các bộ sưu tập NFT giới hạn nhắm đến mục tiêu là những người hâm mộ nhiệt tình nhất, fan chân chính.
Giá NFT của fan hâm mộ mua càng cao đồng nghĩa với việc quyền lợi của fan hâm mộ càng lớn. Ví dụ như ghế VIP của một buổi concert, được cấp thẻ có thể di chuyển ở hậu trường và gặp gỡ trực tiếp thần tượng, hưởng ưu đãi giảm giá khi mua vật phẩm,….
Ngược lại, Creator có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ NFT được phát hành. Thay vì trả tiền cho môi giới, quảng cáo truyền thống, thì họ hoàn toàn hưởng lợi trực tiếp từ phí mint NFT ban đầu hay giao dịch NFT và lợi nhuận từ bản quyền.
Ngoài ra, trong trường hợp, các thành viên trong hội chuyển nhượng hoặc cho thuê NFT, creator sẽ được hưởng % từ chi phí chuyển giao.
Với NFT, ta hoàn toàn có thể chứng minh được mức độ nổi tiếng của nghệ sĩ đó có thực hay không, ngược lại những người làm nội dung cũng có thể đánh giá xem là bản thân họ có thực sự được đánh giá cao hay không.
Về lợi ích, Creator có thể thưởng cho người hâm mộ bằng những đặc quyền riêng như truy cập vào event, mua vé tham dự concert ưu tiên,…
Theo cách đó, NFT trở thành công cụ để thúc đẩy creator và fandom cùng phát triển và có những thành công nhất định.
Khó khăn
Dĩ nhiên, bước đi mới ban đầu nào cũng tồn tại nhiều khó khăn.
Thứ nhất, các creator không có quyền kiểm soát giá của NFT sau khi mint, họ chỉ có thể can thiệp đặt ra mức giá phù hợp để mint được NFT đó và chia sẻ quyền lên thị trường thứ cấp. Họ không thể thay đổi giá của NFT sau khi đã mint và đến tay mọi người, lúc này giá NFT sẽ do thị trường tùy ý quyết định.
Thứ 2, trong trường hợp thị trường NFT phá sản, thì các creator có thể có ít lợi nhuận hơn các kênh truyền thống. Hơn nữa thị trường NFT tiềm ẩn nhiều rủi ro về đầu cơ, nghĩa là 1 người có rất nhiều tiền họ mua hết NFT nhằm mục đích thương mại và đẩy giá lên cao, trong khi những người hâm mộ thực sự lại không sở hữu được NFT để có thể tham gia Membership NFT của người nổi tiếng.
Hướng giải quyết
Các creator có thể cho người hâm mộ mua các NFT từ khi mới mở bán, tạo ra một danh sách đặc biệt để họ có thể tham gia sở hữu NFT. Đồng thời họ cũng có thể đặt ra quy tắc cấm đầu cơ, không cho 1 cá nhân mua quá số lượng NFT trong cùng 1 thời gian.
Để không tránh khỏi tình trạng nghi ngờ, các creator cần trình bày rõ quan điểm của mình cũng như giới thiệu mô hình Membership NFT, cam kết lợi ích song phương. Việc đưa ra mô hình Membership NFT không rõ ràng có thể khiến danh tiếng của người nghệ sĩ đó bị tổn hại không nhỏ.
Vai trò của các công ty quản lý
Khi xu hướng Membership NFT trở thành hot trend cùng với sự phát triển của Web3.0, các creator sẽ cần một công ty/tổ chức chuyên nghiệp thay mình quản lý fanpage NFT. Các công ty này sẽ nhận nhiệm vụ:
Tạp Membership NFT.
Xác định tiêu chí thành viên (Mục tiêu, đối tượng là ai, số lượng hội viên, giá NFT, lợi ích khi tham gia fandom NFT).
Lựa chọn giải pháp để tạo NFT, hợp đồng thông minh và website.
Xây dựng cộng đồng, phát triển social, phổ biến giá trị của việc trở thành hội viên NFT.
Lên danh sách cho phép người hâm mộ thực sự được sở hữu NFT thay vì những cá nhân nhằm mục đích đầu cơ.
Trao đổi trực tiếp với cộng đồng NFT đó, nâng cao giá trị nghệ sĩ và các thành viên để từ đó chọn được những member hoạt động tích cực nhất.
Quản lý nguồn tiền, thuế và thông tin pháp lý.
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.