Bài toán lạm phát thử thách kết quả thị trường chứng khoán châu Á

ViMoney-bai-toan-lạm-phat-thử-thach-kết-quả-thị-trường-chứng-khoan-chau-a

Cổ phiếu châu Á biến động trái chiều và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm mạnh vào thứ Ba (9/11) khi thị trường được thúc đẩy bởi việc thông qua cú hích hạ tầng 1000 tỷ USD của Mỹ.

Dự luật chi tiêu cho cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỷ USD hứa hẹn sẽ mang lại cho Mỹ những khoản đầu tư lớn, từ đó thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế nước này hiện đang bị trì hoãn để chờ số liệu lạm phát. 

Thế giới chứng kiến cú shock nguồn cung do đại dịch gây ra, tính đến thời điểm này về cơ bản đã khôi phục lại động lực cũ, đẩy hàng tồn kho và dịch vụ xuống mức thấp hơn so với nhu cầu đại chúng. Vấn đề hiện tại là sự chênh lệch đó kéo dài bao lâu, liệu lạm phát có có kéo dài đến mức buộc FED phải tăng lãi suất cải thiện thị trường việc làm hay không.

Các quan chức FED đều hạ thấp quan điểm của họ về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ (GDP) trong năm 2021. Kỳ vọng nguồn cung cùng những hạn chế đã nêu trên sẽ mất dần vào năm 2022. Bài toán lạm phát sẽ khiến các nhà hoạch định tài chính khó khăn trong bao lâu?

Sự giao tranh giữa 2 vấn đề lạm phát và việc làm chính là nhân tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán. (Ảnh: REUTERS)

Câu chuyện lạm phát Mỹ đã khiến thị trường chứng khoán rơi vào biển đỏ.

Chỉ số MSCI về cổ phiếu Châu Á – Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản (.MIAPJ0000PUS) đã tăng 0,2%. Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản (.N225) giảm 0,68% trong khi cổ phiếu Úc (.AXJO) giảm 0,24%.

Tại các khu vực khác ở châu Á, CSI300 (.CSI300) của Trung Quốc mất 0,2% điểm do những lo ngại xung quanh món nợ bất động sản khổng lồ tạo áo lực lên cổ phiếu nhà đất. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) (.HIS) giảm 0,11%.

Trong khi đó, một tổ chức tư vấn của hội đồng nhà nước Trung Quốc đã tổ chức cuộc họp với các nhà phát triển bất động sản và ngân hàng kêu gọi các công ty nhà nước giúp các công ty tư nhân giải quyết bài toán khó mang tên thanh khoản.  

Zhang Zihua, Giám đốc đầu tư tại Beijing Yunyi Asset Management, cho biết: “Tâm lý của toàn thị trường tiêu cực trong ngày hôm nay. Nhiều nhà đầu tư đang áp dụng phương pháp chờ đợi trong và trước các sự kiện lớn, cũng như các thay đổi liên quan đến chính sách mới”.

Chịu ảnh hưởng khiêm tốn từ lạm phát, thị trường cổ phiếu châu Âu được thiết lập để mở cửa nhẹ nhàng hơn, Euro Stoxx 50 trong khu vực giảm 0,41%, DAX giảm 0,31% trong khi FTSE giảm 0,39%, chỉ số S&P 500 e-minis, giảm 0,22%.

Chỉ số S&P 500 từ Phố Wall và Nasdaq (.IXIC) đã kéo trần 8 phiên liên tiếp trong khi đó các mã blue-chip trong nhóm DowJones đạt mức cao kỷ lục liên tiếp lần thứ 2.

Bài toán lạm phát thử thách kết quả thị trường chứng khoán châu Á

Tuy nhiên, sự sụt giảm 4,9% của cổ phiếu Tesla Inc (TSLA.O) đã đè nặng lên S&P 500. Cổ phiếu thế giới (.MIWD00000PUS) cũng tăng sau khi đạt mức cao kỷ lục vào tuần trước (thông điệp từ ngân hàng trung ương khá dễ chịu, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm mạnh khiến dữ liệu lao động thêm phần lạc quan).

Thị trường lao động Mỹ đang thắt chặt và chuyển hướng 1 phần nhằm xử lý những điểm đen trong bài toán tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu. Trước tình hình này, dự báo chỉ số lạm phát có thể tăng cao, rất có thể sẽ làm dấy lên tin đồn FED tăng lãi suất sớm hơn dự kiến thay vì con số 0,25% như hiện tại.

Các nhà phân tích của ANZ cho biết: “Mặc dù Chủ tịch Powell cho rằng FED không muốn tăng lãi suất cơ bản, tuy nhiên khi tiền lương ngày một tăng đi cùng với tỷ lệ lạm phát thì đó có thể là cột mốc đánh dấu sự kiên nhẫn của FED trong thời điểm này – có hay không giữ nguyên lãi suất cơ bản”.

Ở chiều ngược lại, “giả thuyết” của FED đưa ra rằng lạm phát sẽ giảm khi thị trường kinh tế mở cửa trở lại sau chuỗi ngày “án binh bất động” vì đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu trở lại bình thường. Tuy nhiên, để nói về câu chuyện tăng lãi suất thì thực thời điểm hiện tại vẫn chưa phải là điều dễ dàng.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn chạm mức 1,4741% so với mức đóng cửa tại Mỹ là 1,497%; lợi suất trong 2 năm giảm xuống còn 0,4148.

Giá dầu vẫn ổn định khi triển vọng nhu cầu năng lượng được kỳ vọng tích cực sau khi dự luật về cơ sở hạ tầng của Mỹ được thông qua cùng những tín hiệu tích cực từ sự tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc.

Dầu thô Mỹ giảm ít hơn 0,1% xuống 81,86 USD/thùng. Dầu thô Brent đứng ở mức 83,31 USD/thùng. Vàng giảm nhẹ. Vàng giao ngay được giao dịch ở mức 1.823,1 USD/ounce.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Nguồn REUTERS)

Exit mobile version