Nhà kinh tế học Peter Schiff lo ngại tình hình bất thường của nền kinh tế Mỹ và hệ thống ngân hàng quốc gia.
Cảnh báo 186 ngân hàng Mỹ có khả năng sụp đổ
Ngày tàn của hệ thống ngân hàng
Nhà kinh tế học Peter Schiff đã nhắc lại những lo sợ của ông về tình trạng của nền kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng ngân hàng sắp xảy ra.
Theo quan điểm của ông, toàn bộ lĩnh vực ngân hàng sẽ rơi vào cảnh mất khả năng thanh toán vì các khoản nợ dài hạn, lãi suất thấp. “Và có bảo hiểm tiền gửi nên không ai thực sự quan tâm đến việc các ngân hàng đang làm gì với tiền của họ vì tất cả đều được chính phủ bảo hiểm”, Schiff mô tả.
Sự kiện ngân hàng sụp đổ đã thức tỉnh mọi người biết được rằng chính phủ có thể không bảo hiểm đầy đủ cho tất cả các khoản tiền gửi ngân hàng trong trường hợp xảy ra đổ vỡ, đặc biệt nếu số tiền vượt quá giới hạn bảo hiểm của FDIC.
“Nếu bạn là khách hàng của một ngân hàng và bạn có một tài khoản lớn, tốt hơn hết là bạn nên rút tiền ra. Không có lý do để để nó ở đó”, Schiff nêu chi tiết.
Nếu chính phủ muốn giải cứu, điều họ làm là hủy giá trị của các khoản tiền gửi vì lạm phát. Schiff còn thẳng thừng tuyên bố FED đã phá hủy hệ thống ngân hàng và Chủ tịch Fed Jerome Powell “lo lắng” về một cuộc khủng hoảng tài chính.
Ông cũng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng USD và cơn ác mộng nợ công vượt quá kiểm soát. Vỡ nợ sẽ làm xói mòn niềm tin toàn cầu vào hệ thống chính trị của Mỹ, bởi một phần vị thế của Mỹ trên toàn cầu là dựa trên niềm tin rằng hệ thống chính trị này hoạt động hiệu quả.
722 ngân hàng báo có khoản lỗ vượt qua 50% vốn
Hồi tháng 5, FED cảnh báo 722 ngân hàng đã báo cáo có khoản lỗ khó thực hiện đã vượt qua 50% vốn. Đây là một trong những hệ lụy lớn nhất từ việc FED tăng lãi suất cũng như cách FED xử lý vấn đề này.
Sự gia tăng lãi suất của FED nhằm kiềm chế lạm phát đã khiến tổng giá trị tài sản của ngân hàng Mỹ xuống mức 2.000 tỷ USD, sự sụt giảm tài sản trong thời gian gần đây đã khiến niềm tin dành cho ngân hàng Mỹ sụt giảm nhất là đối với những đối tượng gửi tiền không có bảo hiểm bảo đảm.
Lãi suất tăng khiến các khoản lỗ chứng khoán chưa được thực hiện, một số trường hợp ghi nhận mức giảm vốn chủ sở hữu đáng kể. Các ngân hàng bị sụt giảm giá trị thị trường lớn có thể gặp phải những thách thức về quản lý rủi ro và ảnh hưởng tài chính gia tăng.
Có 31/177 ngân hàng thông báo có vốn chủ sở hữu âm, họ không thể thực hiện việc vay tiền từ các ngân hàng khác, mất khả năng bán các khoản vay cho doanh nghiệp được chính phủ bảo hộ.
Nỗi sợ khủng hoảng tài chính lan rộng, đặc biệt ở Mỹ. Nhiều quan điểm nói rằng đây chính là hệ quả sau cùng khi khủng hoảng đến, một số khác nói rằng khủng hoảng tiền gửi chỉ mới là bước đầu trong chuỗi sự kiện thảm họa tài chính sắp tới.
Bất chấp việc nhiều ngân hàng đang trong cơn đau dài, Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn khẳng định rằng hệ thống kinh tế tài chính Mỹ vẫn rất mạnh mẽ, tất cả các khoản tiền gửi của người dùng đều được bảo vệ an toàn.
Giám đốc điều hành JPMorgan Chase – Jamie Dimon cho rằng mọi thứ mới chỉ bắt đầu và còn kéo dài trong nhiều năm tới. Cuộc khủng hoảng ngân hàng chưa hề kết thúc và một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ lớn hơn rất nhiều lần đang đến.
Nguồn CryptoGlobe
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin tham khảo và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.