Nhận ra tiềm năng của những bức tranh NFT, Lana Denina (24 tuổi) vì thế đã “đút túi” hơn 300.000 USD chỉ trong vòng 10 tháng.
Cô gái 24 tuổi bán hết veo bộ sưu tập 500 bức tranh NFT
Cô bắt đầu “kinh doanh” tranh NFT từ tháng 2. Và cho đến nay, bằng việc bán tranh NFT trên các nền tảng mà Lana Denina đã kiếm được hơn 300.000 USD.
Chia sẻ với CNBC trong một cuộc phỏng vấn, Lana Denina cho hay trước đây không hề biết chút gì về blockchain. Tuy nhiên, cô đã cảm thấy choáng ngợp khi tìm hiểu về công nghệ blockchain. Cũng kể từ đây, cô nhận ra được tiêm năng của công nghệ mới. Cô cho rằng, các phòng tranh truyền thống giống như thế giới cũ và chúng không có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, phòng tranh công nghệ thì lại hoàn toàn khác.
Các nghệ sĩ có thể kiếm được tiền bản quyền bằng việc bán các tác phẩm dưới dạng NFT (Non-Fungible Token). Cá nhân Lana Denina, công việc này đã giúp cô kiếm được 10%.
Lana Denina có phòng tranh tại Montreal (Canada). Tại phòng tranh này, các bức tranh NFT đã được tạo ra. Tháng 11, bức tranh NFT được cô gom vào một bộ sưu tập mang tên Mona Lana với 500 bức chân dung về phụ nữ do chính cô vẽ. Được biết, mỗi bức tranh được mã hóa, kỹ thuật số với 112 đặc điểm.
Chỉ trong vài tuần, số tranh trên đã bán hết veo. Điều này khiến Lana Denina vô cùng ngạc nhiên. Với cô và đối tác thì đây là một thành công lớn. Hiện tại, bộ sưu tập Mona Lana của cô, khối lượng giao dịch đã vượt qua 100 ether.
Cô hy vọng rằng, câu chuyện của bản thân sẽ góp phần truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ bước vào lĩnh vực công nghệ.
NFT sẽ khơi mào ‘cuộc chiến tranh nghệ thuật’?
Tranh NFT hay tranh bán dưới dạng NFT chính là phiên bản mã hóa của tranh gốc. Hiểu đơn giản là, nếu người nghệ sĩ vẽ ra một bức tranh, bản gốc của bức tranh này vẫn thuộc về người vẽ. Tuy nhiên, bản mã hóa, chuyển đổi dưới dạng kỹ thuật số thuộc về người mua.
Theo tạp chí Bitcoin, 1 tuần qua, thị trường Opensea đạt doanh thu 587 triệu USD từ tác phẩm NFT, Atomicwax đạt hơn 20 triệu USD, trong khi đó Rarible cũng đạt hơn 3 triệu USD. Có thể thấy, thị trường tranh NFT diễn ra khá sôi động.
Tuy nhiên ở một diễn biến khác, giới phân tích cho rằng, NFT đang gây ra làn sóng mới trong thị trường nghệ thuật. Ngoài việc tạo thêm thu nhập cho các nghệ sĩ cũng như cách tiếp cận mới đến cộng đồng thì sự bùng nổ quá nhanh của NFT dẫn đến nhiều thách thức như: Kiểm duyệt quyền sở hữu, khai thác tác phẩm nghệ thuật, nội dung giao dịch… Trong đó vấn đề nổi cộm là nhiều NFT nghệ thuật được phát hành nhưng không nhận được sự đồng ý của tác giả hoặc việc các cá nhân, tổ chức lợi dụng công nghệ NFT và trục lợi hàng triệu USD.
Chính bởi thế, Anish Kapoor hay David Bailey – một số nghệ sĩ nổi tiếng đã chuẩn bị khởi kiện Ben Moore, người sống tại London, đã tạo ra bộ sưu tập Art Wars gồm 1.138 NFT gắn với các tác phẩm nghệ thuật nhưng không sở hữu bản quyền, không xin phép tác giả trước khi tổ chức triển lãm trực tuyến kiếm lời.
Cát Anh (T/h)