Khi quý tồi tệ nhất với trái phiếu phát hành bằng đồng đô la ở thị trường mới nổi kết thúc, xu hướng đầu tư vào hàng hóa lại mở ra nhiều ý kiến trái chiều. Nhà đầu tư đang đặt niềm hy vọng vào xuất khẩu tại Trung Đông và Mỹ Latinh.
Khi căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine bùng nổ, giá của tất cả các mặt hàng thiết yếu từ năng lượng đến lương thực đều leo thang, điều này khiến thị trường trở nên dễ bị tổn thương nhưng cũng thúc đẩy nhà cung cấp hàng hóa. Đó là cú sốc mới nhất đối với các nhà quản lý tiền tệ, Cục Dự trữ Liên bang Fed đã bước vào chu kỳ thắt chặt chính sách để kiểm soát lạm phát.
Giới đầu tư cũng không tránh khỏi chịu ảnh hưởng tiêu cực do căng thẳng tại Đông Âu. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh 2 năm trước đã khiến thị trường tài chính chịu chận địa chấn lớn và chưa hoàn toàn hồi phục. Do đó, đó là thời điểm quan trọng với các nhà đầu tư.
Thị trường mới nổi thu hút phố Wall
Xung đột quân sự làm dấy lên mức rủi ro, đẩy khoản nợ phát hành bằng đồng đô la tại thị trường mới nổi trong quý tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998. Thị trường khá lo ngại trước đợt trượt giá lớn nhất hàng quý kể từ khi đại dịch bắt đầu, trong khi 3/4 các loại tiền tệ mới nổi do Bloomberg theo dõi đều giảm giá.
“Nền kinh tế thị trường mới nổi đang đối mặt với khoảng thời điểm thách thức. Cái giá kinh tế từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine và lệnh trừng phạt sẽ rất lớn”, theo nhà phân tích Andrew Tilton and Kamakshya Trivedi của Goldman Sachs.
Cú sốc giá năng lượng và lương thực tăng diễn biến khá nghiêm trọng tại thị trường vốn kém và các quốc gia nhập khẩu lượng lớn hàng hóa trên. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu lớn ở Mỹ Latinh hay Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Nigeria, lại hưởng lợi lớn.
Jean-Dominique Butikofer, Giám đốc bộ phận thu nhập cố định của các thị trường mới nổi tại Voya Investment Management, cho biết: “Lạm phát gia tăng, và đặc biệt là lạm phát lương thực, đang khiến ngân hàng trung ương và lãnh đạo các bộ tài chính thị trường mới nổi phải đau đầu.” Bên cạnh đó, ông Jean-Dominique nhận định nhu cầu trợ cấp giá lương thực sẽ ảnh hưởng đến ngân sách của các nhà nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là khi nguy cơ bất ổn xã hội gia tăng cùng với sức mua của các hộ gia đình giảm mạnh.
Nhà phân tích của Nordea Investment đã thay đổi chiến lược sang mua cổ phiếu của các nhà xuất khẩu và bán cổ phiếu của các nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà đầu tư tại Renaissance Capital Ltd cho rằng thời điểm yếu kém của nhà nhập khẩu có thể là cơ hội đầu tư hấp dẫn.