Beacon Chain của Ethereum 2.0 chính thức ra mắt vào ngày 1/12/2020. Nâng cấp ETH 2.0 được coi là một trong những sự kiện được chú ý nhất nhất trong giới crypto. Cùng tìm hiểu thêm về Beacon Chain của Ethereum 2.0
Beacon Chain là gì?
Beacon Chain là một thuật ngữ quen thuộc liên quan đến Ethereum 2.0. Bởi vì, chuỗi Beacon là chuỗi trung tâm và xuyên suốt của Ethereum 2.0 hay gọi là Phase 0 (giai đoạn 0).
Mặt khác, ETH 2.0 sử dụng Proof-of-Stake (PoS). Beacon chain được ra mắt vào ngày 01/12/2020 và đang chạy để chuyển sang giai đoạn 1: Shard Chain. Nói đơn giản, nó là cơ chế điều phối nền tảng, đảm bảo các khối ăn khớp trong hệ thống. Beacon Chain cũng sẽ chịu trách nhiệm cải tiến từ Proof-of-Work (PoW) sang PoS.
Ethereum 2.0, còn được gọi là Serenity, là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một loạt các nâng cấp đã được lên kế hoạch, với Beacon Chain là cập nhật đầu tiên sẽ được thực hiện trên nền tảng Ethereum. Những thay đổi này sẽ được triển khai dần dần trong vài năm tới. Sau khi được triển khai, người ta hy vọng rằng những nâng cấp này sẽ tạo ra một nền tảng Ethereum hiệu quả hơn và có khả năng mở rộng, có thể xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây.
Các mục tiêu của Ethereum 2.0 không chỉ hướng tới tăng cường khả năng xử lý các giao dịch trên quy mô lớn, chúng còn bao gồm các mục tiêu khác, chẳng hạn như:
- Tính đơn giản: để giảm thiểu sự phức tạp, thậm chí phải trả giá bằng một số tổn thất về hiệu quả.
- Khả năng phục hồi: duy trì hoạt động thông qua các phân vùng mạng chính trong khi một phần rất lớn các nút ngoại tuyến.
- Bền bỉ.
- Bảo mật: sử dụng tiền điện tử và các kỹ thuật thiết kế cho phép tăng cường các trình xác thực trên toàn bộ mạng và trên mỗi đơn vị thời gian.
- Phi tập trung: cho phép một máy tính xách thông thường cũng có thể xử lý và xác nhận các shards.
các nâng cấp cốt lõi dự kiến sẽ được thực hiện trên Ethereum bao gồm:
- Giai đoạn 0: Beacon Chain
- Giai đoạn 1: Shard Chains
- Giai đoạn 2: Execution Engine
Beacon Chain Ethereum là một blockchain áp dụng PoS sẽ có mặt tại trung tâm của hệ thống Ethereum 2.0. Dự định trở thành thành phần đầu tiên được cung cấp trên lộ trình Ethereum 2.0, nhiệm vụ chính của Beacon Chain Ethereum bao gồm:
- Lưu trữ và duy trì đăng ký của trình xác nhận.
- Xử lý liên kết chéo (crosslinks).
- Xử lý sự đồng thuận từng block và tiện ích cuối cùng của nó.
Nhiều dấu hiệu cả on-chain lẫn off-chain đều cho thấy tiềm năng tăng trưởng của ETH trong thời gian tới.
Tổng số tiền gửi
Tổng số tiền gửi vào Beacon Chain hiện đã lên tới 8,2 triệu ETH.
Nhìn lại lịch sử, số tiền nạp vào hợp đồng cũng thể hiện sự tin tưởng tăng dần của nhà đầu tư với Ethereum 2.0.
- Kể từ khi thông báo địa chỉ hợp đồng tiền gửi vào tháng 11/2020, số ETH nạp vào tăng dần đến cột mốc 2 triệu ETH vào cuối năm. Nghĩa là chỉ trong 2 tháng.
- Từ 2 triệu lên 4 triệu ETH cần 4 tháng.
- Tháng 5/2021, cùng với thời điểm giá ETH pump mạnh rồi giảm nhanh chóng, nhà đầu tư cũng gửi ETH vào hợp đồng nhiều hơn. Từ 4 triệu lên 6 triệu ETH chỉ diễn ra trong vòng 2 tháng.
- Từ cột mốc đó, số ETH nạp vào chậm dần. Phải 4 tháng sau, tức tháng 11/2021, hợp đồng tiền gửi Ethereum 2.0 mới đạt con số 8 triệu ETH.
Tính theo USD, số ETH bị khóa trong hợp đồng có tổng trị giá 16,8 tỷ USD.
Đáng chú ý là vào tháng 5 năm nay, khi giá ETH lập đỉnh rồi dump mạnh, số tiền nạp vào cũng có cú đột biến. Dù giá ETH “rơi” hết 50% giá trị mới bắt đầu tăng lại, số lượng nạp vào hợp đồng vẫn không hề suy giảm. Những tín hiệu này củng cố thêm nhận định nhà đầu tư tin tưởng vào tương lai của ETH và Ethereum 2.0.
Mặc dù 16,8 tỷ USD nghe có vẻ “hơi nhiều”, nhưng trên thực tế, 8,2 triệu ETH chỉ tương đương với gần 7% tổng cung Ethereum.
Phân phối validator
Một trong những điểm khác biệt chính khi Ethereum chuyển từ PoW sang PoS chính là sự thay đổi về việc ai sẽ nắm quyền “chi phối” mạng lưới Ethereum. Khác với Ethereum 1.0 nơi thợ đào (miner) có tiếng nói lớn nhất, với Ethereum 2.0 ai staking ETH nhiều nhất, hay còn gọi là validator, sẽ giữ quyền quyết định.
Vì vậy, một trong những yếu tố hàng đầu chính là xét xem ai đang staking ETH nhiều nhất, validator nào đang chi phối mạng lưới. Hay xa hơn, Ethereum có phi tập trung?
Phân tích từ các địa chỉ ví nạp ETH vào hợp đồng tiền gửi, có thể thấy các validator được chia ra thành 4 nhóm chính, gồm:
- Sàn giao dịch: 27,9%
- Anh em họ nhà “Cá”: 8,76%
- Các pool staking: 25,4%
- Và các đối tượng khác: 38%
Phóng to các thực thể có liên quan, chúng tôi thấy rằng Lido dẫn đầu với 17%, tiếp theo là Kraken (11%) và Binance (9%). Một bộ sưu tập gồm 39 con cá voi chiếm 9% khác và Coinbase đứng ngoài top 5 với 6%.
Đi sâu hơn, có thể thấy Lido (Lido Finance – giải pháp staking hàng đầu trên Ethereum, Terra và Solana) đang dẫn đầu với 17%. Tiếp theo là 2 sàn giao dịch Kraken (11%) và Binance (9%).
So sánh với biểu đồ phân phối miner thì phân phối validator hiện tại là tốt hơn, nhưng chưa tiến đến mức “phi tập trung” như cộng đồng vẫn hằng mong đợi.
Phân phối node
Ngoài ra, còn một chỉ số quan trọng trong phân tích Beacon Chain chính là việc phân phối các node. Theo dữ liệu từ Chain Safe, hiện có 4.564 Beacon node phân bổ ở 66 quốc gia.
Trong số 66 quốc gia này, Bắc Mỹ và Châu Âu thống trị với 81% số node.
Đáng chú ý là sự phân bổ các Beacon Chain node này cũng khá tương đồng với phân bổ các node PoW của Ethereum.
Xác nhận trạng thái shard chains nhờ Crosslinks
Giai đoạn 1 của Ethereum 2.0 sẽ triển khai Shard Chain.
Shard Chain đại diện cho một kỹ thuật chia sharding bắt nguồn từ database sharding truyền thống, trong đó một database nhất định được tách thành nhiều phần và được đặt trong các máy chủ khác nhau để cải thiện hiệu suất và khả năng quản lý. Trong bối cảnh của Ethereum, các giao dịch được thực hiện trên nền tảng Ethereum sẽ diễn ra và được chia thành nhiều Shard Chain.
Lý do đằng sau việc có nhiều shard chains là ngăn mọi node đơn lẻ phải xử lý mọi giao dịch đơn lẻ trên mạng. Bằng cách chia nhỏ các giao dịch trên nhiều Shard Chain, người ta hy vọng rằng nền tảng Ethereum sẽ có thể xử lý nhiều giao dịch mỗi giây hơn đáng kể.
Khi Shard Chain đã được triển khai, mỗi Shard Chain sẽ được chỉ định ngẫu nhiên một validator đang hoạt động, validator này sẽ tạo thành một block giao dịch từ các giao dịch đã được thực hiện trên shard chain đó. Validator sau đó sẽ đề xuất shard block sẽ được bỏ phiếu (hoặc chứng thực) bởi một ủy ban phân tích được chọn ngẫu nhiên.
Khi số chứng thực đủ cho shard block được đề xuất sẽ tạo ra một ‘Crosslinks’, xác nhận shard block đó sẽ được đưa vào Beacon Chain. Crosslinks là phương tiện chính mà Beacon Chain có thể nhận trạng thái cập nhật của Shard Chain.
Hợp đồng Beacon Chain là gì?
Hiểu đơn giản, hợp đồng này “đại diện cho toàn bộ các môi trường thực hiện hoặc các khung giao dịch”. Tức nó sẽ lưu giữ và có chức năng của các hợp đồng thông minh.
Tuy nhiên, Hợp đồng Beacon Chain cao cấp hơn hợp đồng thông minh mới có thể hỗ trợ Sharding. Bởi vì nhờ sharding mà mạng giảm tắc nghẽn và tăng giao dịch mỗi giây.
Việc triển khai Beacon Chain là bước đầu tiên trong một loạt các thay đổi được thiết kế để cải thiện đáng kể chức năng của nền tảng Ethereum. Khi Beacon Chain Ethereum được triển khai, blockchain Proof of Stake sẽ hoạt động cùng với blockchain Proof of Work hiện có cho đến khi blockchain này được gỡ bỏ trong tương lai.