Mặc dù Jeff Bezos và Elon Musk thường xuyên cạnh tranh về vị trí tỷ phú giàu nhất thế giới nhưng gần đây, nhưng hai đều có mặt trong danh sách “tỷ phú keo kiệt nhất”. Theo Forbes, dù chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong thời kỳ đại dịch đã khiến tài sản của các tỷ phú tăng cao kỷ lục, nhưng những người giàu nhất thế giới này đã không hề tăng các khoản đóng góp từ thiện của họ.
Tỷ phú keo kiệt: Musk và Bezos đứng chung một hàng
Forbes gần đây đã đo mức độ hào phóng của những người giàu nhất nước Mỹ dựa trên nhiều tham số và một trong số đó là tỷ lệ quyên góp từ thiện dựa trên tổng giá trị tài sản. Thang điểm này chia người giàu thành 5 cấp độ: xếp hạng 1 là những tỷ phú cho đi chưa đến 1% tổng tài sản, hạng 2 là 1-4,99%, hạng 3 là 5-9,99%, hạng 4 là 10-19,99% và cuối cùng hạng 5 là trên 20%.
Các quỹ tư nhân và quỹ từ thiện mà các nhà tài trợ đóng vai trò là nhà tư vấn không được Forbes tính đến, bởi vì những quỹ dưới danh nghĩa từ thiện thực tế vẫn nằm dưới sự kiểm soát của các nhà tài trợ và chúng mang lại lợi ích miễn thuế rất lớn cho các nhà tài trợ.
Theo tính toán trung bình, số tiền quyên góp từ thiện của các gia đình người Mỹ trong cuộc đời của họ là 1.200 USD, và giá trị tài sản ròng hiện tại là khoảng 120.000 USD. Theo cách tính này, những người bình thường Mỹ còn hào phóng hơn Bezos và Musk trong các khoản quyên góp từ thiện.
Trong số 400 tỷ phú trong danh sách năm nay, chỉ có 19 người quyên góp từ 10% tài sản cá nhân trở lên, nhưng có tới 156 người quyên góp ít hơn 1%. Bezos và Musk thậm chí còn ít hơn 1%. Có thể nói, cả hai cùng nằm trong nhóm các tỷ phú keo kiệt nhất thế giới với 156 tỷ phú khác.
Vợ cũ của Bezos là bà MacKenzie Scott đã bỏ xa hai người họ với tỷ lệ quyên góp từ thiện là 13%. Điều thú vị hơn là dù đã quyên góp nhiều của cải như vậy nhưng Scott vẫn giàu hơn năm ngoái. Vụ ly hôn năm 2019 của MacKenzie Scott với ông chủ Amazon Jeff Bezos đã đưa bà trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.
Mùa hè năm nay, Bezos đã trao 400 triệu USD cho các tổ chức từ thiện, đồng thời cam kết đầu tư 865 triệu USD để chống lại biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, số tiền này không có gì đáng nói nếu so sánh với khối tài sản khổng lồ 201 tỷ USD của ông, ông chủ Amazon đã có thêm 22 tỷ USD tài sản cá nhân chỉ trong năm nay. Trong khi đó, ông chủ Tesla không ghi nhiều dấu ấn về hoạt động thiện nguyện.
Warren Buffet, “thần chứng khoán”, vẫn đứng đầu về tổng số tiền quyên góp. Ông đã quyên góp 4,1 tỷ USD cổ phiếu Berkshire Hathaway vào tháng 6 năm nay, và tổng số tiền quyên góp suốt đời của ông là 44 tỷ USD. Theo lời hứa trước đó là tặng toàn bộ số cổ phiếu Berkshire Hathaway, hiện ông đã thực hiện được một nửa cam kết của mình.
Tuy nhiên, Buffett vẫn chưa phải là người giàu hào phóng nhất, đứng đầu danh sách lần này là một ông trùm tài chính khác, George Soros. Cựu Tổng thống Mỹ Trump không lọt vào danh sách vì ông vẫn còn thiếu 400 triệu USD so với ngưỡng thấp nhất trong danh sách.