Binance chịu sức ép lớn từ chính quyền Trung Quốc và Mỹ, tương lai nào cho CEO Changpeng Zhao?
Bí mật thông tin về khách hàng của Binance tại Mỹ
Ngày 27/3/2023, Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn Mỹ (CFTC) đã buộc tội Binance và người sáng lập Changpeng Zhao rằng đã cố tình trốn tránh các điều luật của liên bang, điều hành sàn giao dịch kỹ thuật số bất hợp pháp. Đơn khiếu nại của CFTC dài 74 trang, trong đó có ý kiến rằng các tài liệu nội bộ cho thấy 20-30% lượt truy cập sàn giao dịch Binance đến từ Mỹ (tương đương 3 triệu dân) vào giữa năm 2020.
Trong khi đó, vào năm 2019, Binance bị cấm cung cấp dịch vụ cho người dùng Mỹ. Phía sàn giao dịch đã mở ra Binance.US hoạt động hoàn toàn độc lập với Binance. Sàn giao dịch tuân thủ theo nhiều quy tắc khắt khe của pháp luật, cam kết công nghệ KYC đảm bảo người dùng Mỹ luôn hoạt động dưới sự giám sát của luật pháp.
CFTC cũng cho rằng Binance hiểu rõ yêu cầu của cơ quan quản lý Mỹ nhưng đã phớt lờ và né tránh luật liên bang. Luận điểm này được chứng minh qua các tin nhắn nội bộ giữa ban giám đốc điều hành của Binance, được CFTC thu thập từ năm 2018. Ban giám đốc đã đưa ra các bước hành động cụ thể với Binance.US và cách tránh lệnh trừng phạt do cơ quan quản lý áp đặt với sàn trên quy mô toàn cầu.
Đáp lại, CEO Binance tuyên bố công ty luôn minh bạch và hợp tác. Sàn có hơn 750 nhân sự trong nhóm Tuân thủ Pháp luật. “Đến nay, chúng tôi đã xử lý hơn 55.000 yêu cầu của LE, đóng băng/thu giữ hơn 125 triệu USD tiền gửi trong 2022 và 160 triệu USD từ đầu năm đến nay”, CZ nói.
Binance được thành lập năm 2017 bởi CZ, nó nhanh chóng trở thành sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu thế giới với khối lượng giao dịch hàng ngày đạt 40 tỷ USD. Tuy nhiên, Binance cũng trở thành tầm ngắm của chính quyền nhiều quốc gia vì “tiếp tay cho hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố”. Đáp lại điều này, CZ nói rằng: “Không có bất kỳ công ty nào khác dùng hệ thống toàn diện hơn Binance”, nhấn mạnh sàn giao dịch luôn tuân thủ các quy định về KYC và AML.
Điều đáng nói, theo trích dẫn hình ảnh của CFTC, doanh thu của Binance từ đầu năm 2019 chủ yếu đến từ thị trường Mỹ và Trung Quốc – 2 quốc gia mà Binance.com không được phép hoạt động.
Trong bức thư phản hồi, CEO Binance đã gọi vụ kiện của CFTC là “sự bất ngờ đáng thất vọng”.
Thư viện crypto: Toàn văn bức thư của CEO Changpeng Zhao (CZ) phản hồi đơn khiếu nại CFTC
“Người bạn” kỳ lạ của Mỹ trong cuộc chiến chống lại Binance
Mỹ và Trung Quốc thường ít tìm thấy các điểm chung khi bàn luận đến vấn đề thế giới, tuy nhiên, cuối cùng 2 cường quốc này cũng đã tìm được 1 điểm chung mà họ cũng muốn truy xét – Binance và tiền điện tử.
Ngày 23/3, tờ CNBC nói rằng các nhân viên của Binance bị cáo buộc chia sẻ các “tips” để người dùng Trung Quốc có thể qua được “cửa” xác minh KYC và có thể truy cập được sàn giao dịch.
Trong đó, họ gợi ý việc sử dụng địa chỉ quốc gia giả, VPN, email liên kết giả để tạo tài khoản sau đó liên kết tài khoản đó với một ID Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc đã cấm mọi hành động trao đổi tiền điện tử từ năm 2017, các website và nền tảng mạng xã hội ở quốc gia này không cho phép người dùng tìm kiếm từ khóa có chứa cụm từ “Binance”.
Đại diện phát ngôn của sàn giao dịch lên tiếng khẳng định trên lãnh thổ Trung Quốc không có bất kỳ máy chủ hay dữ liệu nào của Binance hoạt động. (Trước đó, The Financial Times cáo buộc Binance có mối quan hệ “đặc biệt” với Trung Quốc).
Binance khẳng định chưa bao giờ đăng ký thành lập tại Trung Quốc và không hoạt động tại Trung Quốc.
Có vẻ như, đối với vấn đề liên quan đến Binance, Trung Quốc và Mỹ đã “tìm được tiếng nói chung”.
SBF bị cáo buộc hối lộ 40 triệu USD cho quan chức Trung Quốc
Trong một loạt cáo trạng mới chống lại Sam Bankman-Fried (SBF), các công tố viên cáo buộc rằng SBF đã trả 40 triệu USD cho các quan chức chính phủ Trung Quốc để nhằm mục đích “phá băng” tài khoản liên quan đến quỹ Alameda Research có trụ sở ở Hong Kong. Tài khoản này được cho là có chứa 1 tỷ USD mà phía chính phủ Trung Quốc đã đóng băng chưa rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, cả SBF và những người có liên quan từ chối tội danh bị cáo buộc này.
Phiên tòa hình sự xử lý Sam Bankman Fried sẽ được tiến hành vào ngày 2/10/2023, cựu CEO FTX sẽ phải đối mặt với án tù lên tới 115 năm nếu bị kết án 13 tội danh gồm: Âm mưu gian lận tiền gửi của khách hàng; Gian lận tiền gửi của khách hàng; Âm mưu gian lận tiền của chủ nợ; Gian lận tiền của chủ nợ; Âm mưu gian lận tài sản; Âm mưu gian lận chứng khoán; Âm mưu rửa tiền; Âm mưu lừa gạt nước Mỹ và vi phạm quy định quyên góp tài chính; Gian lận ngân hàng; Điều hành tổ chức chuyển tiền chưa được cấp phép; Vi phạm quy định vận động quyên góp chính trị; Âm mưu quyên góp chính trị bất hợp pháp.
Nguồn Cointelegraph
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.