Nếu có 1 cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán tài chính toàn cầu xảy ra, Bitcoin sẽ hoàn toàn là nơi trú ẩn an toàn vì không phụ thuộc với những tài nguyên tài chính truyền thống. Bitcoin không thể bị “tất tay” và không thể sụp đổi, theo nhận định từ Cointelegraph.
Sự giao động biến động về giá Bitcoin diễn ra thường xuyên với biên độ lớn và các nhà đầu tư BTC về cơ bản không giống các nhà đầu tư chứng khoán hay vàng.
Trước nay, BTC vẫn được coi là đồng vàng kỹ thuật số, kho lưu trữ giá trị tiền khan hiếm và hoàn hảo. Nhiều người coi Bitcoin là dự án công nghệ hay là phần mềm với hệ thống mạng lưới tài chính điển hình.
Trước tiên, việc nhiều quốc gia chấp nhận BTC điển hình là nước El Salvador chấp nhận BTC làm tiền tệ pháp định là bằng chứng về chức năng của phương tiện trao đổi tiền số đầy tiềm năng trong tương lai này.
Vào tháng 3/2020, vụ sụp đổ BTC đánh mất 50% giá trị đã tàn phá nhiều tài sản của các nhà đầu tư, nhưng chỉ 6 tháng sau, sự phục hồi thần kỳ của nó khiến nhiều chuyên gia nhìn nhận lại vấn đề.
Ở diễn biến khác, BTC đang dần học theo thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) nơi có những tên tuổi ngàng công nghệ khổng lồ châu Á là Tencent, Alibaba và Meituan.
Các nhà đầu tư đang dần hình thành thói quen theo dõi giá vàng, giá chứng khoán sang theo dõi các cổ phiếu công nghệ, đồng thời tự hỏi về giá trị của BTC liệu có trụ vững được trước tình hình biến động của HSI hay không?
Nếu vậy, BTC có thể coi là kênh trú ẩn an toàn trước sự điều chỉnh thị trường chung hay không? Câu hỏi đặt ra là tại sao Bitcoin đã tồn tại 12 năm nhưng chưa bao giờ phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, không bị ảnh hưởng bởi việc thị trường nợ toàn cầu hơn 250.000 tỷ USD?
Ngày 14/9, tập đoàn Evergrande chứng kiến sự lao dốc kinh hoàng khi doanh số bán hàng giảm và đứng trên bờ vực phá sản, các khoản nợ tăng trị giá 300 tỷ USD tăng cao và ảnh hưởng đến thị trường chung rộng lớn ở Trung Quốc.
Trong tháng 8, doanh số bán lẻ của Trung Quốc gây thất vọng ở mức 2,5% so với năm trước, thấp hơn rất nhiều so với mức kỳ vọng tăng trưởng 7% của các chuyên gia. Trong bối cảnh trên, người ta phải xem xét rằng các Ngân hàng Trung ương có ảnh hưởng nhất đã thực hiện thay đổi lãi suất gần bằng 0 hoặc thậm chí âm kể từ quý I năm 2020.
Do đó, nếu nền kinh tế không có được lực đẩy để kích thích các gói hỗ trợ hàng tỷ USD thì chắc chắn sẽ không đủ sức ngăn chặn 1 làn sóng điều chỉnh thị trường mới.
Suy cho cùng, tiền điện tử có nhiều lợi thế hơn các thị trường truyền thống như bất động sản, cổ phiếu và trái phiếu. BTC không được sử dụng làm các tài sản thế chấp. Cho đến khi Bitcoin ổn định chắc chắn trong thị trường tài chính và được chấp nhận làm tài sản thế chấp và có thể ký quỹ, rủi ro hệ thống trung hạn đối với tiền điện tử sẽ thấp hơn so với thị trường truyền thống.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.
Zoe Nguyen (Nguồn Cointelegraph)