Động lực nào đẩy Bitcoin pump vượt $43,000
Vào sáng ngày 1/3, thị trường tiền điện tử đã chứng kiến cú lội ngược dòng của Bitcoin với cú pump mạnh lên $43,000, toàn bộ không gian crypto bao trùm bởi sắc xanh. Động thái này được ghi nhận trong bối cảnh Hoa Kỳ cùng một số nước đồng minh đang nỗ lực để thực hiện các lệnh trừng phạt đối với Nga và cuộc đàm phán giữa Nga & Ukriane vừa mới diễn ra.
Ngay cả khi các cuộc tấn công leo thang của Nga vào thủ đô Kyiv và thành phố lớn thứ hai của Ukraine – Kharkiv bằng tên lửa cung không ảnh hưởng đến lộ trình tăng giá của Bitcoin. Tại thời điểm lên bài, giá Bitcoin được giao dịch lên tới 43,070 USD, tăng 13%. Thị trường cũng ghi nhận dấu hiệu tăng đáng mừng của ETH, giá của nó đã tăng lên mức gần 3,000 USD, trong 24 giờ qua đã tăng hơn 10%, các altcoin khác cũng đồng lợt phủ sắc xanh trở lại.
Sắc xanh lan rộng trên khắp thị trường tiền ảo, các đồng tiền khác trong top 10 cũng tăng mạnh. Đồng Terra vọt gần 20%, Cardano tăng 12%, Solana 13% và Avalanche 17%.
Cho đến thời điểm hiện tại, giới chức chính trị cho biết các phái đoàn của Nga và Ukraine đã hoãn các cuộc đàm phán hòa bình đầu tiên của họ ở biên giới Belarus mà không có nghị quyết báo cáo lại với chính phủ. Điều này xảy ra khi các lệnh trừng phạt của châu Âu và Hoa Kỳ bắt đầu tấn công nền kinh tế Nga.
Các biện pháp trừng phạt mới của chính quyền Mỹ sẽ ngăn chặn người Mỹ làm ăn với NHTW Nga và phong tỏa tài sản Nga tại Mỹ. Động thái này càng củng cố thêm cho vai trò của tiền ảo trong xung đột Nga-Ukraine. Lớp tài sản trẻ này chưa bao giờ có cơ hội để thể hiện tiềm năng trước đây.
Kể từ ngày 24/02, khi cuộc tiến công của Nga bắt đầu, các giao dịch bằng đồng Rúp của Nga và Hryvnia của Ukraine trên sàn Bitcoin tăng lên mức cao nhất trong nhiều tháng, theo dữ liệu từ công ty Kaiko.
Trước đó, Phó Thủ tướng Ukraine kiêm Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số Mykhailo Fedorov đã yêu cầu tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử lớn chặn địa chỉ của người dùng Nga. Châu Âu và Hoa Kỳ cũng đã cấm một số ngân hàng của Nga tham gia Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT).
Trong tình hình đó, Nga đã coi tiền điện tử là một cách để lách lệnh trừng phạt này khi các nước đang nỗ lực để cô lập quốc gia này khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Nga báo cáo nguồn cung tiền tệ của nước này là 65.3 nghìn tỷ Rúp tính đến ngày 1/2, tức khoảng 629 tỷ đô với mức giảm gần đây so với đồng đô la. Sau cú tăng vọt mới đây, vốn hóa thị trường của BTC vượt quá nguồn cung của đồng Rúp Nga.
Động thái này được cho là vì đồng Rúp của Nga đang bị lạm phát trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ nhằm đáp trả cuộc xâm lược của nước này vào Ukraine. Theo nguồn dữ liệu từ Reuters cho biết ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất chính từ 9.5% lên 20% vào ngày 28/2 vừa qua.