“Lò phản ứng Bitcoin” sẽ thế nào khi Mỹ vỡ nợ?

Nợ công của Mỹ đạt trần sẽ khiến Bitcoin và các tài sản rủi ro phản ứng thế nào?

Nợ công của Mỹ đạt trần sẽ khiến Bitcoin và các tài sản rủi ro phản ứng thế nào?

Tương lai hay cái bẫy ngọt ngào khi Bitcoin ATH 30.000 USD?

Bitcoin phản ứng thế nào với trần nợ công?

Ngày 19/1/2023, Mỹ chạm mức trần nợ công 31.400 tỷ USD làm tăng nguy cơ chính phủ vỡ nợ. Điều này khiến các nhà đầu tư và hoạch định chính sách đặt nhiều câu hỏi liên quan đến tương lai quốc gia có nền kinh tế số 1 thế giới.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen sẽ thực hiện “các biện pháp đặc biệt” để có thể giúp chính phủ đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính ít nhất trong 5 tháng. Tuy nhiên, đó là vào thời điểm 3 tháng trước. 

Cộng đồng tiền điện tử lo lắng về tình trạng trần nợ công sẽ ảnh hưởng đến Bitcoin ( BTC ) và thị trường tài sản tiền điện tử. 

Mức trần nợ là giới hạn về tổng số tiền mà chính phủ có thể vay thông qua tín phiếu và trái phiếu để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình. Quốc hội Mỹ đã thiết lập trần nợ vào năm 1917 để kiềm chế việc các cơ quan chính phủ thiếu kiểm soát chi tiêu. Kho bạc không được phép cấp trái phiếu, tín phiếu hay bất cứ điều khi khi mức nợ công đạt đến giới hạn. 

Giới hạn nợ của Mỹ đã tăng lên 31.381 tỷ USD kể từ năm 2021.

Bà Yellen tuyên bố nếu không tăng trần, chính phủ chỉ có thể thanh toán các nghĩa vụ tài chính của mình cho đến tháng 6/2023 trước khi cạn kiệt nguồn tiền. Nhiều người mạnh dạn dự đoán thảm kịch nước Mỹ cạn tiền sẽ diễn ra vào quý III hoặc IV/2023. 

Nếu tình trạng trần nợ của Mỹ xấu đi, hậu quả vô cùng đáng sợ, các tài sản rủi ro như chứng khoán, trái phiếu, Bitcoin, Altcoin,… sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Tài sản trong quỹ tiền tệ sẽ tăng đột biến hơn bao giờ hết (vì đây được coi là nơi có tỷ lệ rủi ro thấp).  Tuy nhiên, bà Yellen có thể sẽ giới hạn số nợ mới, khiến trái phiếu bị siết lại, giá cả hàng hóa leo thang và sản lượng tiền giảm dần.

Bên cạnh việc cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ của Mỹ, báo cáo của CBO cũng dự đoán rằng nước này có khoản thâm hụt ngân sách trung bình ở mức 2.000 tỷ USD trong khoảng thời gian từ năm 2024 đến 2033. Đến cuối thập kỷ này, thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ tăng lên mức tương đương với thời kỳ diễn ra đại dịch Covid-19.

Môi trường tiền tệ ôn hòa sẽ có lợi cho các tài sản rủi ro. Phần lớn diễn biến của cổ phiếu, tiền điện tử và các tài sản rủi ro khác kể từ đầu năm 2020 đều ngược chiều với đường lợi suất Mỹ

Lúc này, Bitcoin có thể đạt được mức giá cao, phát triển tốt hơn thời điểm hiện tại. Nếu đồng USD bắt đầu mất giá, các nhà đầu tư sẽ tìm đến các tài sản khác như tiền điện tử để neo đậu, đồng nghĩa với điều này là BTC tăng giá đột biến. 

Tuy nhiên, hiện tại, FED vẫn chưa quyết định kế hoạch xử lý vấn đề về trần nợ công. 

Tình hình CPI tháng 3 đến ngày 12/4 mới có kết quả, kịch bản tăng lãi suất sẽ dừng lại ở mức 0,25% hay là một con số khác, nhất là khi Nga với OPEC hạn chế nguồn cung dầu – một trong những điều đẩy cao giá năng lượng kéo theo nhiều hệ lụy khác trong thời gian tới. 

Nguồn CryptoSlate

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác. 

Exit mobile version