Thời gian qua, câu chuyện xăng dầu trong nước khá bất ổn, nhất là ở khu vực miền Nam. Bộ trưởng Công Thương đã lên tiếng giải thích.
Việt Nam chưa bao giờ thiếu nguồn cung xăng dầu
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam chưa bao giờ thiếu về nguồn cung. Ông khẳng định, việc dư luận nói thiếu nguồn cung trong nước là không chính xác.
Dẫn chứng ông đưa ra là, dự trữ thương mại theo số liệu tính tới ngày 30/9 là hơn 1,25 triệu m3 xăng dầu. Nguồn từ hai nhà máy lọc dầu trong nước là Dung Quất và Nghi Sơn đã cung ứng tới 80% nhu cầu trong nước (tương đương 1,36 triệu m3). Cộng với các đầu mối kinh doanh xăng dầu nhập khẩu 0,5 triệu m3 trong tháng 10.
Như vậy, thời điểm cuối tháng 9, giữa tháng 10, tổng cộng nguồn cung xăng dầu trong nước vào khoảng 3 triệu m3 xăng dầu. Ông Diên khẳng định, lượng dự trữ này hoàn toàn đáp ứng được nguồn cung trong nước đến gần hết tháng 11.
Nói về tình trạng đóng cửa, ngưng bán xăng dầu trong thời gian qua, Bộ trưởng Công Thương cho hay nó không xảy ra trên phạm vi cảm nước, chỉ tập trung ở các tỉnh phía Nam và TP HCM.
Về nguyên nhân, ông cho rằng ngoài lý do doanh nghiệp bị lỗ, trước đây khu vực này còn tồn tại một lượng đáng kể xăng dầu trôi nổi, gồm cả xăng dầu lậu, giả. Do đó, người kinh doanh không quan tâm tới chi phí định mức, chiết khấu hay việc mua hàng từ mối ổn định.
Nói kỹ hơn, Bộ trưởng Công Thương cho rằng, nguồn cung thế giới thiếu trong bối cảnh hàng luật đường dây buôn lậu xăng dầu giả bị triệt phá, giá biến động, chiết khấu thấp, kinh doanh lãi ít hơn nên “không ai muốn làm”.
Giải thích về việc, nhiều cửa hàng xăng dầu vẫn đóng cửa, hết xăng dù nguồn cung trong nước đủ, Bộ trưởng Công Thương cho rằng do giá biến động lớn, doanh nghiệp rơi vào cảnh thua lỗ.
Ông cũng cho rằng, loạt chi phí kinh doanh xăng dầu, trong đó phải kể đến chi phí định mức, lợi nhuận định mức, chi phí đưa từ nước ngoài về cảng; từ nhà máy lọc dầu trong nước về các kho bãi… đến nay đã lạc hậu.
Cơn lốc chứng khoán, bất động sản cũng gây ảnh hưởng?
Trong số rất nhiều nguyên nhân được đưa ra, đại diện Bộ Công Thương còn đề cập đến một nguyên nhân chưa từng được hé lộ.
Theo Bộ trưởng Diên, cơn lốc chứng khoán, bất động sản cũng gây ra ảnh hưởng nhất định đến nguồn cung xăng dầu. Ông cho rằng, một số doanh nghiệp xăng dầu tham gia ít nhiều vào bất động sản, chứng khoán nên ảnh hưởng tới nguồn tiền nhập hàng.
Ông cho rằng, một nguyên nhân khác là chưa thay đổi hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, đại lý kinh doanh xăng dầu. Và theo ông, những doanh nghiệp làm ăn đứng đắn cũng không có tiền để nhập hàng, chưa nói đến doanh nghiệp làm ngoài ngành.
Chưa kể có thực trực các doanh nghiệp xăng dầu ký với nhiều thương nhân đầu mối, phân phối nên khi thị trường biến động rơi vào cảnh “lắm mối tối nằm không”. Petrolimex – Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (đơn vị chiếm thị phần lớn của cả nước) dù không bao giờ thiếu hàng nhưng không thể cấp hàng ra khi nhu cầu tăng do phải ưu tiên bảo đảm cho hệ thống.
Bộ trưởng Công Thương đưa ra nhiều dẫn chứng nói rằng, giá xăng dầu của Việt Nam vẫn thấp nhất khu vực, có thể còn thấp nhất thế giới.