Trong nhiều năm qua, nền kinh tế Mỹ luôn đứng top đầu thế giới, vì vậy người ta thường nói một khi Mỹ bị “hắt hơi” về kinh tế thì cả thế giới sẽ bị “cảm lạnh”. Giờ đây, Mỹ đang tiến hành thử nghiệm kích thích chính sách tiền tệ và ngân sách chưa từng có, và phần còn lại của thế giới sẽ sớm cảm nhận mức độ khủng khiếp của lạm phát như thế nào.
Sẽ ra sao nếu bong bóng nền kinh tế Mỹ vỡ?
Kể từ khi Lehman Brothers phá sản vào năm 2008, những rắc rối mà nền kinh tế Mỹ gặp phải đã tiếp tục lan rộng ra toàn cầu. Trên thực tế, sự bùng nổ của bong bóng nhà đất và tín dụng ở Mỹ đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính thế giới và trở thành “Đại suy thoái”.
Năm 2021, các thử nghiệm chính sách tài khóa và tiền tệ quy mô lớn chưa từng có ở đang xảy ra ở Mỹ. So với bong bóng thị trường nhà ở và tín dụng ở Mỹ hơn một thập kỷ trước, tình hình bất ổn trong nền kinh tế Mỹ hiện nay còn nghiêm trọng hơn.
Hiện tại, định giá của thị trường chứng khoán Mỹ chỉ có thể được so sánh với sự sụp đổ năm 1929 và trước thời kỳ Đại suy thoái, chưa kể rằng chỉ riêng Bitcoin đã có tổng thị trường hơn 1 nghìn tỷ USD. Ngoài ra, những người đi vay có rủi ro cực cao, đặc biệt là trong thị trường cho vay có đòn bẩy cao và các nền kinh tế thị trường mới nổi.
Kể từ khi đại dịch bùng phát, các ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia đã khởi động máy in tiền trên quy mô lớn và hạ lãi suất xuống mức thấp nhất có thể. Trong hoàn cảnh như vậy, tất cả mọi người sẽ tự nhiên nghĩ về những gì sẽ xảy ra trên thị trường tài chính và nền kinh tế vĩ mô nếu chính sách nới lỏng tiền tệ kết thúc và lãi suất bắt đầu tăng.
Nếu ngày đó thực sự đến, bong bóng sẽ lần lượt vỡ ra và các nền kinh tế mới nổi sẽ phải đối mặt với những rắc rối lớn.
Vấn đề cơ bản nhất với kế hoạch kích thích 1,9 nghìn tỷ USD của ông Biden là chấp nhận rủi ro rất lớn và tạo tiền đề cho một tình huống khủng khiếp có thể xảy ra — sự gia tăng lãi suất của Mỹ sẽ chọc thủng thị trường toàn cầu. Tất nhiên, điều này xảy ra với tiền đề là các chính sách kinh tế của Biden có khả năng khiến nền kinh tế Mỹ phát triển quá nóng.
Trên thực tế, nền kinh tế Mỹ vẫn đang nhận được sự hỗ trợ tiền tệ với quy mô đáng kinh ngạc, và do bị phong tỏa dịch bệnh, các gia đình Mỹ đã tích lũy một lượng lớn nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén. Nền kinh tế Mỹ đã áp đặt một quy mô đáng kinh ngạc, với mức kích thích tài khóa tương đương khoảng 13% GDP. Quy mô của kế hoạch kích cầu này gấp ba lần kế hoạch kích thích ngân sách của ông Obama năm 2009. Do đó, gói hỗ trợ của ông Biden sẽ khiến kinh tế Mỹ khởi sắc vào cuối năm nay và cuối cùng trở nên quá nóng.
Mặc dù Chủ tịch Fed Powell đã nhiều lần trấn an giới tài chính, nói rằng gói kích thích kinh tế của Biden không có nguy cơ gây ra lạm phát cao hơn, nhưng những người tham gia thị trường trái phiếu rõ ràng không đồng ý với nhận định của ông. Kể từ đầu năm nay, các thành viên tham gia thị trường này đã đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn trên thị trường trái phiếu từ mức dưới 1% lên hơn 1,6%. Lợi suất tăng đột biến khiến các nhà đầu tư bất an, đẩy chứng khoán Mỹ giảm mạnh trước khi tăng trở lại.
Nhà phân tích kinh tế Jesse Colombo đã lên tiếng cảnh báo về mức độ nguy hiểm khắp toàn cầu khi bong bóng vỡ từ các startups công nghệ đến các công ty năng lượng đá phiến ở Mỹ.