Nhu cầu năng lượng, chuỗi cung ứng có dấu hiệu tạm dừng khiến châu Âu đối mặt với tình trạng lạm phát ngày một tồi tệ.
Sau đại dịch Covid-19, giá cả leo thang, giá khí đốt tăng cao, kéo theo chi phí sản xuất và vận tải hàng hóa tăng mạnh đã và đang làm chậm lại sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Bài toán khó thách thức các nhà cầm quân trong trận chiến chống lạm phát, nhất là ở châu Âu.
Khủng hoảng năng lượng đang có dấu hiệu bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới, giá năng lượng tăng cao đẩy lạm phát ở châu Âu tháng 9 lên mức cao nhất trong 13 năm trở lại. Giá điện tăng cao, Anh là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Điều này buộc các nhà chức trách không thể ngồi yên.
Cụ thể, theo số liệu từ Eurostat, lạm phát ở châu Âu đạt mức 3,4% vào tháng 9 – là mức cao nhất kể từ tháng 9/2008, giá tiêu dùng ở Đức tăng hơn 4% (mức cao nhất trong gần 30 năm).
Tình trạng giá cả leo thang khiến ECB cũng bị bất ngờ. Kể từ đầu năm đến nay, ECB đã phải liên tiếp nâng dự báo lạm phát cho năm 2021 từ 1% lên 1,5% và sau đó là 1,9%.
Giá xăng giao ngay tại trung tâm TTF Hà Lan tăng gần 400% kể từ tháng 1 và dự kiến chưa có điểm mốc dừng lại. Sự bất an thị trường ngày càng nghiêm trọng nhất là chuẩn bị vào những tháng mùa Đông, khi nhu cầu năng lượng đốt đẩy lên cao.
Trong khi đó tại Pháp, giá điện và khí đốt tự nhiên có dấu hiệu tăng buộc Thủ tướng Jean Castex “ra tay” thực hiện việc ngăn chặn đà tăng để giảm thiểu chi phí cho người dùng.
Italy, Hy Lạp và Tây Ban Nha cũng dần triển khai 1 số biện pháp để giải quyết tình trạng tăng giá. Các quốc gia ở châu Âu và châu Á bắt đầu cạnh tranh để có được nguồn khí đốt hạn chế do Hoa Kỳ, Na Uy, Nga, khu vực Trung Đông cung cấp, khiến giá khí tự nhiên tăng mạnh.
Chủ tịch ECB nói: “Các ngân hàng trung ương ở châu Âu cho rằng lạm phát tăng đột biến gần đây là tạm thời và áp lực giá cả sẽ giảm bớt vào năm 2022”. Mặc dù đây là tín hiệu kinh tế phục hồi song phải thừa nhận áp lực lên giá năng lượng có thể kéo dài lâu hơn, châu Âu cần chuẩn bị 1 kịch bản kỹ càng để tránh làm “tổn thương” lịch sử tài chính.
Động thái của ngân hàng trung ương trước tình trạng lạm phát ra sao?
Ngân hàng trung ương trên thế giới bắt đầu “cất” các biện phát kích thích tăng trưởng kinh tế. Trước động thái này, FED chắc chắn sẽ phải thận trọng mua tài sản khi các ngân hàng Na Uy, Brazil, Mexico, Hàn Quốc và New Zealand đã tăng lãi suất.
Điểm mấu chốt, kinh tế toàn cầu đang trở lại nhưng bị chặn khi giá nhiên liệu đột ngột tăng cao, vấn đề đặt ra ở đây chính là việc nếu kích thích gia tăng khí đốt để tiêm kích nền kinh tế thì môi trường thiên nhiên bị đặt trong vùng đỏ, trong khi lạm phát và suy thoái vẫn đang nhăm nhe “khiêu chiến”.
Lúc này, chúng ta rơi vào thế khó khi phải quyết định ưu tiên cái nào trước.
Tại Đức, trong tháng 8/2021, lạm phát hiện ở mức 3,9%. Số phận các khoản tiền tiết kiệm của người dân sẽ ra sao? Lãi suất âm, chính sách tiền tệ khác thường, chi tiêu công không được kiểm soát và lạm phát tăng, tất cả đang khiến chút lãi suất ít ỏi của những người tiết kiệm bị cắt giảm.
Một câu hỏi được đặt ra là liệu xu hướng lạm phát có khiến thế giới nói chung rơi vào vòng luẩn quẩn của giá cả và tiền lương không?
Cú shock nguồn cung khiến giá cả và sản lượng giảm làm các nhà chính sách tiền tệ khó đưa ra quyết định. Nếu lạm phát tiếp tục tăng trưởng, chắc chắn ngân hàng trung ương phải ra tay, sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ phải đối mặt với một lực cản mới”.
Zoe Nguyen (Tổng hợp)