Hành xác văn hóa 996 trong lao động
Từ những ngày đầu bùng nổ Internet ở đại lục, khái niệm “văn hóa 996” đã trở thành một trong những vấn nạn nhức nhối đối với lao động Trung Quốc nhất là ở mảng công nghệ.
Mùa xuân năm 2019, một người dùng Internet ẩn danh đã lên tiếng phát động cuộc biểu tình trực tuyến trên GitHub, nền tảng toàn cầu của Microsoft dành cho giới lập trình viên. Người dùng có biệt danh “996icu” khẳng định bất kỳ ai làm theo lịch trình 996 đều có thể trở thành bệnh nhân thân quen của phòng chăm sóc tích cực (ICU).
Văn hóa 996 làm việc khét tiếng buộc các nhân viên sẽ ở văn phòng từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối và lao động liên tục 6 ngày một tuần.
Theo Bloomberg, ngày 27/8, Tòa án Nhân dân Tối cao cùng bộ Tài nguyên Nhân sự & Bảo trợ Xã hội Trung Quốc đã công bố tài liệu nói về tình trạng nhiều doanh nghiệp buộc người lao động làm việc ngoài giờ quá nhiều.
Theo chế độ của nước này, người lao động có quyền hưởng tiền làm ngoài giờ và ngày nghỉ/ngày lễ. Tuy nhiên, việc lao động ngoài giờ có thể khiến mối xung động giữa người sử dụng lao động và người lao động trở nên gay gắt. Thậm chí, có trường hợp một công ty công nghệ ép nhân viên ký thỏa thuận không nhận lương làm thêm giờ.
“Sự ban ơn” hành xác trong lao động
Cách đây 2 năm, ông chủ tập đoàn Alibaba là tỷ phú Jack Ma lên tiếng gọi văn hóa 996 là một “phước lành”, “lời chúc phúc mà nhiều công ty, nhân viên không có cơ hội sở hữu”. Tuyên bố này của ông đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của người lao động.
Tuy nhiên, không sai khi làm việc chăm chỉ nhưng không phải là sự bóc lột. Về lý thuyết, luật lao động Trung Quốc cấm nhân viên làm quá 8 tiếng/ngày và 44 giờ/tuần. Thời gian làm thêm không được vượt quá 36 tiếng/tháng.
Động thái mới nhất của chính phủ Trung Quốc là chấn chỉnh lại hoạt động văn hóa 996 đặc biệt là các ông lớn công nghệ. Cuộc tranh luận về văn hóa làm việc 996 đã quay trở lại trong năm 2021 trong bối cảnh Bắc Kinh bắt tay “xử lý” các tập đoàn kinh tế tư nhân, đưa ra các quyết định, tiền phạt nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các tập đoàn quyền lực.
Không chỉ vậy, nước này còn lên tiếng yêu cầu ngành tư nhân chia sẻ của cải với xã hội.
Gần đây, những người trẻ tuổi ở Trung Quốc cũng bắt đầu từ chối văn hóa làm việc cường độ cao bằng cách lan tỏa triết lý “nằm thẳng” hay còn được gọi là “tang-ping” buông bỏ, thả lỏng, “mặc kệ đời”.
Triết lý này kêu gọi mọi người tránh xa áp lực xã hội, buông bỏ, không cần nỗ lực vô ích chỉ để làm việc, kết hôn, sinh con. Theo đó chấp nhận khuyết điểm của bản thân, cố gắng thay đổi, không đánh đồng địa vị và tiền bạc.
Tuy nhiên, văn hóa “tang ping” vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Mặc dù biết việc thả lỏng cơ thể trước áp lực cuộc sống là điều cần thiết tuy nhiên nó sẽ chỉ đúng khi bạn hoàn toàn trút bỏ gánh nặng “tăng vọt” như giá nhà, của cải để khiến việc “nằm xuống” không nên bị tiêu cực hóa.
Zoe Nguyen (Nguồn CNN/Bloomberg)