Để phát triển hợp đồng thông minh DeFi, Cardano với Chainlink đã đi đến thỏa thuận chung mang tính hợp tác chiến lược. Mới đây, Cardano đã chính thức kết nối với Chainlink nhằm mục đích cung cấp dữ liệu cho các nhà phát triển hợp đồng thông minh.
Tại hội nghị Cardano Summit 2021, InputOutput (IOKH) – công ty công nghệ đứng sau dự án open-source blockchain Cardano đã thông rằng họ đã hợp tác với hệ thống oracle phi tập trung mang tên Chainlink.
Vào 12/9/2021, Cardano đã “bắt tay” với các hợp đồng thông minh lần đầu tiên sau khi nâng cấp mạng Alonzo.
Cardano sẽ tích hợp các dữ liệu của Chainlink hỗ trợ các nhà phát triển khi họ chuẩn bị xây dựng các hợp đồng thông minh cho DeFi – các ứng dụng tài chính phi tập trung. Hệ thống mới này sẽ cung cấp tài sản tiền điện tử được nâng cấp với các dịch vụ khác nhằm tạo ra 1 hệ sinh thái riêng cho cộng đồng tiền số.
Niki Ariyasinghe – người đứng đầu quan hệ đối tác blockchain tại Chainlink Labs tuyên bố rằng sự hợp tác mới này sẽ cho phép Cardano sử dụng Chainlink để chuyển dữ liệu chống giả mạo từ các nguồn ngoài chuỗi sang các hợp đồng thông minh trên chuỗi.
Trước thông tin trên, COTI – một công ty công nghệ phần mềm đã thông báo rằng họ sẽ lập tức phát hành Djed Stablecoin chạy trực tiếp trên nền tảng. Deji stablecoin được thiết qua bằng thuật toán ổn định kết hợp với hợp đồng thông minh trên chuỗi khối Cardano.
Tài sản kỹ thuật số sẽ duy trì lượng tiền dự trữ cơ sở, đặc biệt là các tài sản được khai thác.
Shahaf Bar-Geffen – CEO COTI Group nói: “Các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi khối đang sử dụng stablecoin để thực hiện các giao dịch hàng ngày vì chúng cho phép giá trị tiền tệ được trao đổi một cách liền mạch, bất kể vị trí của người gửi và người nhận”.
Động thái mới nhất về tiền mã hóa, ông Maggie Hassan và Joni Ernst – Thường nghị sĩ Mỹ bày tỏ mong muốn bộ Tài chính xem xét kỹ hơn về việc khai thác tiền mã hoá.
Mục đích chính là xem xét tiền mã hóa tác động như thế nào đến chuỗi cung ứng đặc biệt là ngành công nghiệp bán dẫn.
Thượng nghị sĩ Maggie Hassan cũng nhấn mạnh rằng tiền mã hoá đóng vai trò rất quan trọng để giúp Hoa Kỳ giữ vững vị thế dẫn đầu bởi ngày càng nhiều quốc gia tận dụng lợi thế ưu việt của đồng tiền điện tử với đất nước của họ.
Ở diễn biến ngược lại, Trung Quốc đã đưa ra tối hậu thư đàn áp tất cả các giao dịch tiền điện tử trên đất nước họ. PBoC đã tuyên bố tất cả các giao dịch tiền mã hóa tại Trung Quốc đều là “bất hợp pháp”.
Song song với tuyên bố này, chính phủ Bắc Kinh đã mở tưởng lửa chặn mọi tên miền liên quan đến CoinMarketCap và CoinGecko khiến mọi hoạt động tiền mã hóa tại nước này dậy sóng.
Các chuyên gia nhận định, động thái quyết liệt của Trung Quốc đối với tiền điện tử có thể gây ra 1 dư chấn mạnh đối với thị trường crypto toàn cầu.
Ngay từ khi có thông tin, giá Bitcoin, ETH, và nhiều đồng tiền mã hóa khác liên tục mất giá trị.
Thị trường tiền điện tử tại thời điểm 16h15 phút ghi nhận, Bitcoin giao dịch ở mức 42.257 USD/BTC (giảm mạnh so với cùng thời điểm ngày 27/9), Ethereum hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 2.903 USD/ETH, trong khi đó Tether (USDT) hiện đang giảm 0,04% ở mức giá 1 USD, vốn hóa đạt 68,57 tỷ USD.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.
Zoe Nguyen (Tổng hợp)