Câu chuyện tái thiết lại nền kinh tế và cơ sở vật chất hạ tầng của Ukraine đặt ra nhiều dấu hỏi lớn đối với các lãnh đạo.
500 tỷ euro?
Khi chiến tranh kết thúc, có một đất nước giống như một vùng đất hoang tàn. Phần lớn các công trình công nghiệp bị san phẳng bởi các cuộc không kích, cơ sở hạ tầng không thể tái sử dụng, các thành phố lớn bị bom tàn phá. Lực lượng quân sự đồng minh đã chiếm đóng phía Đông, hàng triệu người di tản. Thế nhưng, sau năm 1945, nền kinh tế Tây Đức phục hồi thần kỳ – điều chúng ta vẫn hay gọi là “kỳ tích Wirtschaftswunder” (phép màu nền kinh tế nước Đức).
Kỳ tích Wirtschaftswunder: Sau thế chiến thứ II, nước Đức bắt đầu từ con số 0. Để cứu vãn nền kinh tế thảm bại, Thủ tướng Ludwig Erhard đã mạnh tay cải cách toàn bộ nền tài chính Đức bao gồm thuế, tiền tệ,…. Nền kinh tế Đức và khôi phục một cách thần kỳ và phát triển rực rỡ, trở thành “người anh cả” trong khối EU.
Không giống nước Đức, Ukraine không phải kẻ xâm lược và cũng có thể là người chiến thằng. Mặc dù vậy, công cuộc xây dựng lại đất nước sau xung đột với Nga trở thành nhiệm vụ khó khăn. Nếu không có một giải pháp cụ thể, chắc chắn sẽ không có dấu chấm hết nào được đặt ta ở cuối câu chuyện giữa Nga và Ukraine trong lúc này. Các nhà hoạch định kinh tế đang học hỏi theo Đức và tìm ra một đáp án chính xác nhất để phục hồi.
Theo nghiên cứu đến từ CEPR (Trung tâm nghiên cứu Chính sách kinh tế), tổng chi phí để xây dựng lại Ukraine ước tính lên tới 200 – 500 tỷ euro (tương đương 220 – 540 tỷ USD), những con số này gần đúng với những tính toán của chính phủ nước này. Theo đúng cách vận hành, cải cách đúng hướng và với số tiền tương đương, nếu được thực hiện chuẩn xác, Ukraine có thể trở thành một đất nước có nền kinh tế năng động hơn.
Công cuộc giải quyết thiệt hại kinh tế tại thời điểm này với Ukraine là một bài toán khó. Viện nghiên cứu Kinh tế toàn cầu Vienna (WIIW) cho hay, tổng thiệt hại của các vùng có xung đột chiếm 29% tổng sản lượng Ukraine. Mức tiêu thụ năng lượng điện giảm 1/3 so với trước kia. 30% doanh nghiệp quốc doanh dừng hoạt động, 45% giảm sản lượng. The World Bank dự đoán tăng trưởng GDP của Ukraine sẽ giảm 45% tính riêng trong năm này.
Chính phủ đang tìm cách tháo gỡ nút thắt, cố gắng khoanh vùng thiệt hại ít nhất có thể. Trước đó, nguồn viện trợ tổng trị giá 7 tỷ USD đã tạm giữ ổn định nền kinh tế quốc gia Đông Âu. Người dân nhận được 20 tỷ hryvnia (675 triệu USD) để tiếp tục phát triển nông nghiệp. Khu vực sản xuất công nghiệp có thể di chuyển đến các vùng an toàn ở Ukraine.
Sau khi Nga phong tỏa bờ Biển Đen phía Ukraine, chặn nước này khỏi giao thương hàng hải quốc tế, chính phủ Ukraine đã làm việc với EU để tiến hành giao thương bằng đường bộ, đảm bảo 80% hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển khỏi đất nước.
Ukraine cần làm gì để khôi phục kinh tế?
Mặc dù vậy, Ukraine sẽ phải trả 1 cái giá đắt cho việc xây dựng lại các khu vực bị tàn phá bởi xung đột. 03 nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện ngay lập tức gồm:
Thứ 1, rà soát bom mìn còn sót lại ở các khu vực có xung đột (mặc dù chi phí chưa được tính toán tuy nhiên mức độ ảnh hưởng quả thực đáng lo ngại). Trước đó, chính phủ Ukraine đã thống kê con số ước tính 650 triệu USD để xử lý khu vực Donbas.
Thứ 2, chính là vấn đề lương thực và chỗ ở. Là quốc gia sản xuất lúa mì và ngũ cốc phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, lượng người di cư đã và tăng có xu hướng gia tăng bởi thời cuộc.
Tuy nhiên, mục tiêu lớn nhất với Ukraine trong lúc này chính là việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng, đường sá, công xưởng bị hư hại. Cuộc xung đột đã khiến các nhà máy điện, cầu đường ở đây bị phá hủy ước tính thiệt hại lên tới 50 tỷ USD, thiệt hại nhà cửa của dân thường ước tính 29 tỷ USD.
Việc thiết lập lại trật tự quốc gia cần có chiến lược và quy trình cụ thể để phân bổ dòng tiền hợp lý. Chính phủ Ukraine cần thiết lập một Quỹ để nghiên cứu các tính toán hợp lý cho lần “đổi máu” lần này.
Hiện tại, bộ Tài chính nước này cho hay, mỗi tháng nước này mất 2 tỷ USD – một số tiền tương đối lớn có thể xây dựng lại hệ thống tài chính công. Trong bối cảnh hiện tại, việc tái thiết lại cơ sở hạ tầng cùng nhiều khía cạnh khác có thể làm gia tăng sự căng thẳng cho chính phủ.
Ukraine vốn mang trên vai nhiều món nợ khổng lồ, họ không có đủ tiềm năng để vay thêm hoặc thế chấp các khoản vay của mình. Lúc này, điều Ukraine cần là một sự xóa nợ và trợ cấp từ các quốc gia khác. Nguồn vốn này có thể đến từ các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư cá nhân.
Zoe (Nguồn Economist)