Trong lĩnh vực kinh tế, người ta thường nhắc đến cụm từ cán cân thương mại. Vậy cán cân thương mại là gì?
Khái niệm cán cân thương mại là gì? công thức tính
Vimoney sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi cán cân thương mại là gì?
Trong tài khoản cán cân thanh toán quốc tế thì cán cân thương mại là một mục. Cán cân thương mại sẽ ghi lại sự thay đổi trong nhập khẩu, xuất khẩu của mỗi nước tính theo quý hoặc năm; mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Hiểu một cách đơn giản nhất, cán cân thương mại là bảng cân đối giữa thu xuất khẩu và chi nhập khẩu của mỗi quốc gia, tính trong thời kì nhất định.
Công thức cán cân thương mại = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu
Cán cân thương mại được coi là thặng dư khi xuất khẩu – nhập khẩu > 0. Cán cân thương mại thâm hụt nếu kết quả này <0. Nếu mức chênh lệch = 0, tương ướng với cán cân thương mại ở mức cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Trong đó, nếu cán cân thương mại có thặng dư tức là mang giá trị dương. Nếu cán cân thương mại thâm hụt, tức là mang giá trị âm (còn gọi là thâm hụt thương mại).
Trong lý luận thương mại quốc tế, do bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ nên các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại sẽ rộng hơn trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế.
Ý nghĩa của cán cân thương mại
Khả năng cạnh tranh về thương mại của một quốc gia trên thị trường quốc tế, khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của xã hội (bao gồm hàng hoá và dịch vụ) của mỗi quốc gia đều được đánh giá bằng cán cân thương mại. Cán cân thương mại cũng giúp các quốc gia nhìn ra được sự thay đổi trong hoạt động xuất – nhập khẩu.
Cụ thể, cán cân thương mại thể hiện cung cầu tiền tệ của mỗi quốc gia cũng như sự thay đổi hối đoái của đồng nội tệ/đồng ngoại tệ. Cán cân thương mại cũng có thể sẽ nói lên phần nào khả năng cạnh tranh quốc gia trên thị trường quốc tế.
Cán cân thương mại còn giúp các quốc gia đưa ra các chính sách, phương án thích hợp, hiệu quả nhằm đảm bảo nền kinh tế vĩ mô.
Cán cân thương mại còn thể hiện được mức đầu tư, thu nhập cũng như tiết kiệm của mỗi quốc gia dựa trên cán cân thanh toán. Nhờ đó, các nước có thể có những chính sách tốt hơn cho nền kinh tế.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến cán cân thương mại?
Nhập khẩu: Nếu GDP tăng thì nhập khẩu có xu hướng tăng. Tuy nhiên, việc nhập khẩu tăng khi GDP tăng còn phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ – phần có thêm của GDP mà người dân muốn chi cho nhập khẩu.
Ngoài ra, nhập khẩu tăng hay không còn phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế, tương ứng với nó là nhập khẩu sẽ tăng và ngược lại.
Xuất khẩu: Xuất khẩu nước này là nhập khẩu của nước khác. Bởi vậy, tình hình xuất khẩu của mỗi quốc gia phụ thuộc vào sản lượng, thu nhập của nước bạn. Bởi vậy, trong các mô hình kinh tế, xuất khẩu thường được coi là yếu tố tự định.
Tỷ giá hối đoái: Đây vốn là yếu tố rất quan trọng với mỗi quốc gia. Khi tỷ giá đồng tiền của quốc gia nào đó tăng lên, đồng nghĩa với việc giá hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, giá hàng xuất khẩu đắt lên, gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận cho nhập khẩu. Kết quả là, xuất khẩu ròng sẽ giảm.
Trong khi đó, khi đồng nội tệ giảm, nhập khẩu sẽ gặp bất lợi, trong khi xuất khẩu gặp thuận. Kết quả là, xuất khẩu ròng tăng.
Ảnh hưởng của thu nhập: Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ tăng nếu như thu nhập trong nước tăng. Ngược lại, ở nước ngoài, nếu nền kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu nhập hàng khóa từ nước khác cũng tăng. Bởi vậy, việc tăng trưởng kinh tế là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
Tỷ lệ trao đổi: Cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Nó là biểu hiện giá một nước chấp nhận trả cho hàng hóa nhập khẩu với giá xuất khẩu của nước đó.
Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế: Bao gồm thuế, bảo hộ hàng hóa, xuất nhập khẩu… của mỗi quốc gia sẽ ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Ngoài ra, chính sách của chính phủ với thương mại, cơ cấu nền kinh tế, chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia… đều ảnh hưởng đến cán can thương mại 1 nước.
Thâm hụt cán cân thương mại: Vì đâu?
Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư:
Chính sách tiền tệ bị nới lỏng khi đầu tư tăng cao khiến cho lãi suất trong nước giảm, đầu tư tăng lên. Ngoài ra, thị trường chứng khoán và bất động sản tăng trưởng nóng sẽ khiến người dân có cảm giác giàu hơn, mạnh tay cho chi tiêu và giảm tiết kiệm.
Lạm phát cao: Tỷ giá nội tệ tăng khiến cho giá cả hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu trở nên rẻ hơn. Tuy nhiên, đối với nước khác, giá xuất khẩu sẽ tăng lên. Nó sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động xuất – nhập khẩu.
Thâm hụt ngân sách
Thâm hụt ngân sách đồng nghĩa với việc thâm hụt cán cân vãng lai. Thậm hụt cán cân thương mại có thể do việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, suy thoái kinh tế buộc chính phủ tăng chi ngân sách. Ngoài ra, việc đầu tư tràn lan dự án nhưng không thu hiệu quả cũng là nguyên nhân.
Chính sách giảm thuế nhập khẩu
Với việc ra nhập nhiều tổ chức thương mại trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam đã và đang bắt đầu áp dụng các chính sách giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết trong thỏa thuận thương mại.