Cặp đôi đến từ Ấn Độ đã lập lời thề hôn nhân bằng công nghệ NFT blockchain Ethereum.
Cặp đôi kỷ niệm đám cưới bằng công nghệ NFT
Một cặp vợ chồng trẻ đến từ Pune, Ấn Độ đã sử dụng công nghệ NFT để mã hóa lời thề hôn nhân của mình, biến nó trở thành vĩnh cửu.
Cụ thể, Shruti Nair và Anil Narasipuram không làm theo cách truyền thống, họ đã đưa hôn nhân của mình nâng tầm công nghệ bằng cách tổ chức đám cưới bằng công nghệ blockchain.
Anh Anil cho biết: “Tôi đã đọc một vài tin tức rằng ở nhiều quốc gia, các cặp đôi đã tổ chức đám cưới của mình bằng công nghệ blockchain. Thậm chí, thủ tục trao nhẫn được cả hai thực hiện dưới dạng blockchain. Điều đó đã khiến tôi có hành động táo bạo này”.
Cặp đôi may mắn đã được Anoop Pakki, người chịu trách nhiệm chủ hôn trong đám cưới sử dụng công nghệ NFT đồng hành trực tuyến. Các giao dịch thực hiện bằng ETH.
Anil giải thích: “Chúng tôi đọc lời thề nguyền và nhận lại lời chúc phúc của Anoop Pakki. Sau đó xác nhận chuyển toàn bộ thông tin ấy dưới dạng NFT và chuyển vào ví điện tử của vợ tôi”.
Lời thề của cặp đôi Ấn Độ: “Chúng tôi không hứa hẹn những điều viển vông. Dù bất đồng hay đồng lòng, chúng tôi hi vọng 2 bên sẽ thấu hiểu đối phương và cả bản thân mình. Chúng tôi không hi vọng sẽ trở thành đại diện của nhau nhưng chắc chắc chúng tôi sẽ bên nhau, tay trong tay, cùng nhau trải qua mọi cuộc phiêu lưu trong cuộc sống này”.
Lời thề này được định dạng dưới dạng hình ảnh kỹ thuật số, sau đó đúc thành NFT trên nền tảng OpenSea.
Trước đó, Rebecca Rose và Peter Kacherginsky – hai nhân viên của sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase đã tổ chức lễ cưới tại California và cũng định dạng chúng bằng công nghệ NFT. Cặp đôi này đã tốn khoảng 587 USD cho lễ thành hôn của mình. Trong khi đó, trung bình một đám cưới truyền thống tại Mỹ có chi phí khoảng 25.000 USD.
Ấn tượng NFT blockchain
Nonfungible, hay còn được gọi tắt bằng cái tên quen thuộc – NFT, đã trở thành thuật ngữ công nghệ được gọi nhiều nhất trong năm 2021. Collins Dictionary đã tuyên bố NFT là từ được tìm kiếm nhiều nhất trên Google.
NFT là loại tài sản mang tính độc nhất, không thể thay thế, không thể sao chép hay làm giả tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro như máy chủ hoặc đường dẫn đến chúng bị hỏng, khiến tài sản bị biến mất.
Theo Cointelegraph Research, đằng sau việc tìm kiếm không giới hạn đó là thị trường vốn hóa 17 tỷ USD. Không thể phủ nhận tiềm năng của NFTs hiện đang phủ sóng hầu hết các lĩnh vực như nghệ thuật, âm nhạc, game, thể thao, vv…..
“Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.
Zoe (Nguồn Cointelegraph)