Đặng Thành Tâm là một trong những doanh nhân thành công trên nhiều lĩnh vực như bất động sản, giáo dục, công nghệ. Ông nằm trong top 50 doanh nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, với tổng tài sản lên đến 5,678 tỉ đồng.
Đôi nét tiểu sử ông Đặng Thành Tâm
Đặng Thành Tâm là nhà kinh doanh nổi tiếng ở Việt Nam, học chuyên ngành Kỹ sư Hàng hải, từng công tác tại công ty vận tải biển Sài Gòn. Ông học thêm hai ngành luật, quản trị kinh doanh và có bằng cử nhân luật, cử nhân quản trị kinh doanh, diplomat kinh tế của trường Henley Management, Anh Quốc.
Họ và tên | Đặng Thành Tâm |
Sinh ngày | 15/4/1964 |
Quê quán | Hải Phòng |
Trình độ học vấn | Cử nhân Quản trị Kinh doanhKỹ sư Hàng hảiCử nhân LuậtDiploma Quản lý kinh doanh – Đại học Quản lý Henley – Anh |
Chức vụ | Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn. |
Thành tích đạt được | Huân chương Lao động Hạng NhìHuân chương Lao động Hạng Ba3 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủNhiều Bằng khen của các cấp, Bộ, Tỉnh thành, Mặt trận tổ quốc |
Đặng Thành Tâm sinh ra tại thành phố Hải Phòng, có cha là người miền Nam tập kết ra Bắc, còn mẹ là người Hải Phòng. Ông thích xem phim hành động, đi ăn quán vỉa hè để rồi co chân chạy khi công an đuổi và thất nghiệp hai năm trời trước khi tỏa sáng là những bí mật được ông Đặng Thành Tâm, người từng giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam “bật mí”.
Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, Đặng Thành Tâm theo gia đình vào Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1982, Đặng Thành Tâm trở lại quê mẹ ở Hải Phòng để theo học Đại học Hàng hải Việt Nam.
Tên tuổi ông cũng gắn liền với người chị gái nổi tiếng – cựu đại biểu Quốc hội, doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo. Ông Tâm chính là người sáng lập và là Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) từ khi thành lập năm 2002. Do đó, hai chị em ông được coi là “trùm” khu công nghiệp một thời.
Người vợ xinh đẹp của đại gia Đặng Thành Tâm – Bà Nguyễn Thị Kim Thanh là người phụ nữ xinh đẹp, tài năng. Người phụ nữ luôn bên cạnh ông Đặng Thành Tâm – chồng mình trong cả lúc vinh quang lẫn khó khăn nhất. Dư luận biết đến bà Thanh trong dịp kỷ niệm 15 năm ngày cưới của bà Thanh – ông Tâm vào đầu tháng 1/2010. Hóa ra, những đồn đoán về một “chân dài” luôn bên cạnh ông Đặng Thành Tâm và cao hơn ông Tâm gần… một gang tay chính là vợ ông.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ ông Đặng Thành Tâm – thành viên HĐQT Ngân hàng cổ phần Nam Việt (mã chứng khoán: NVB). Bà cũng nằm trong danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam.
Cô con gái xinh đẹp của ông bà Đặng Nguyễn Quỳnh Anh, bà Quỳnh Anh sinh năm 1996 là con gái lớn của ông Đặng Thành Tâm, cử nhân kinh tế tại Đại học Texas tại Austin (Mỹ) và từng làm chuyên viên phân tích dữ liệu cho Archer System LLC từ năm 2019 đến năm 2021.
Hiện, bà Quỳnh Anh nắm vị trí Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư Vinatex – Tân Tạo, đồng thời giữ chức trưởng tiểu ban tài chính Công ty cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn.
Cá nhân bà đang sở hữu 10 triệu cổ phiếu KBC, trị giá gần 550 tỷ đồng và đại diện cho Vinatex – Tân Tạo nắm giữ gần 21 triệu cổ phiếu Kinh Bắc. Ba người con còn lại của Chủ tịch Kinh Bắc không nắm giữ cổ phần công ty này.
Bà Đặng Nguyễn Quỳnh Anh – con gái ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Kinh Bắc (HoSE: KBC) là một trong 5 cá nhân được đề cử vào HĐQT công ty nhiệm kỳ 2022- 2027.
Hành trình sự nghiệp
Ông là một doanh nhân Việt Nam, được xếp hạng là người giàu nhất ở Việt Nam năm 2007 và thứ ba Việt Nam vào các năm 2008, 2009 và 2010 dựa trên giá trị cổ phiếu sở hữu. Năm 2008 thị trường tuột dốc, khối lượng cổ phiếu khổng lồ của ông Tâm chỉ còn có giá trị tương đương 3.280 tỷ đồng. Giá trị tài sản giảm gần một nửa so với năm 2007, ông Tâm đã lui về vị trí thứ 3, nhường vị trí số 1 và số 2 cho ông chủ Vincom và HAG.
- Ông là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc của các công ty đã niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán Việt Nam: Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn.
- Năm 2006, ông là thành viên hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, thành viên tư vấn cao cấp chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu WTO của Chính phủ Việt Nam, chủ tịch diễn đàn doanh nghiệp Việt – Nhật.
- Năm 2007, sau khi Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc và Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo niêm yết, ông Tâm đã nhanh chóng leo lên vị trí người giàu nhất Việt Nam.
- Năm 2008, thêm một thành viên của Tập đoàn đầu tư Sài Gòn (Saigon Investment Group) lên sàn, đó là Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (mã chứng khoán SGT), Đặng Thành Tâm có dịp công khai thêm nhiều cổ phiếu mà ông đang sở hữu.
- Tuy nhiên do thị trường tuột dốc, khối lượng cổ phiếu khổng lồ của ông Tâm (45 triệu KBC, 7,4 triệu ITA và 13,86 triệu SGT) chỉ còn có giá trị tương đương 3.280 tỷ đồng. Giá trị tài sản giảm gần một nửa so với năm 2007, nên ông Tâm phải nhường vị trí số 1 cho Bầu Đức, và lui về hàng thứ 3. Ông nói lưu loát tiếng Anh. Không chỉ tham gia điều hành kinh doanh, ông Đặng Thành Tâm tham dự tích cực vào hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Năm 2009, ông là chủ tịch câu lạc bộ CEO Việt Nam, chủ tịch câu lạc bộ Sao vàng Đất Việt. Ông là phó chủ tịch liên đoàn Vovinam Việt Nam và Liên đoàn Vovinam quốc tế.
- Năm 2010, ông là ủy viên ban chấp hành Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
- Năm 2011, ông là thành viên tư vấn Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Ông rất chú trọng đến việc phát triển giáo dục và thể thao. Chủ tịch hội đồng quản trị trường đại học dân lập Hùng Vương. Ông đưa ra mô hình đại học không vụ lợi, với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tháng 3 năm 2012 vì sai phạm về nguyên tắc quản lý ông bị đình chỉ chức Chủ tịch và Hiệu trưởng Đại học này, cơ sở mà ông hỗ trợ tài chính.
Sự cố trong sự nghiệp:
Ở thời điểm đỉnh cao, ông Đặng Thành Tâm đã mở rộng hoạt động ra nhiều lĩnh vực như: Tài chính ngân hàng, viễn thông, năng lượng, khoáng sản… Bản thân ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa 13. Tuy nhiên từ sau năm 2012, tình hình kinh doanh của ông Tâm cũng bắt đầu lao dốc.
Nhất là sau động thái rút lui khỏi hai nhà băng Navibank và Western Bank – là những kênh dẫn vốn quan trọng cho “hệ sinh thái” doanh nghiệp của ông Tâm. Năm 2013, ông Tâm cùng các doanh nghiệp của mình chìm trong khối nợ khổng lồ. Tới nay, dù không được như thời hoàng kim, song ông Đặng Thành Tâm về cơ bản đã ổn định được tình hình kinh doanh tại các doanh nghiệp chủ chốt như Kinh Bắc và CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel; MCK: SGT).
Hiện ông Tâm sở hữu tỷ lệ lớn bốn công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán là Kinh Bắc City (KBC), Navibank (NVB), Saigontel (SGT) và Khoáng sản Sài Gòn – Bình Định (SQC). Trong đó có hai công ty do ông Tâm trực tiếp điều hành là Công ty phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) và CTCP Công Nghệ Viễn Thông Sài Gòn (SGT).
CỔ PHIẾU ĐANG NẮM GIỮ | Xem lịch sử mua – bán cổ phiếu | |||
Mã CP | Số lượng | Tỉ lệ | Tính đến ngày | * Giá trị (tỷ VNĐ) |
KBC | 85,250,000 | 14.81% | 24/04/2020 | 4,560.9 |
ITA | 29,063,039 | 03.1% | 31/12/2019 | 479.5 |
SGT | 17,530,370 | 23.69% | 31/12/2019 | 620.6 |
Tổng cộng : | 5,661.0 |
CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN | |||||
Họ và tên | Quan hệ | Cổ phiếu | Số lượng | Tính đến ngày | * Giá trị (tỷ VNĐ) |
Đặng Quang Hạnh | Anh trai | NVB | 1,816,026 | 17/01/2022 | 70.8 |
Đặng Thị Hoàng Phượng | Em gái | SGT | 6,089,000 | 31/12/2019 | 215.6 |
KBC | 7,649 | 31/12/2019 | 0.4 | ||
Đặng Thị Hoàng Yến | Chị gái | ITA | 54,349,633 | 31/12/2019 | 896.8 |
Nguyễn Vĩnh Thọ | Em rể | NVB | 4,170,171 | 17/01/2022 | 162.6 |
Nguyễn Xuân Hưng | NVB | 166,861 | 17/01/2022 | 6.5 | |
Nguyễn Thị Kim Thanh | Vợ | WESTERNBANK | 19,933,100 | 30/09/2010 | |
Đặng Văn Được | Cha | KBC | 25,000 | 30/06/2014 | 1.3 |
ITA | 2,744 | 31/12/2019 | 0.0 | ||
Hoàng Thị Kim Tuyến | Mẹ | KBC | 5 | 31/12/2019 | 0.0 |
Đặng Nguyễn Quỳnh Anh | Con gái | KBC | 10,000,000 | 31/12/2019 | 535.0 |
Nguyễn Thị Kim Thanh | Vợ | KBC | 4,252,770 | 31/12/2019 | 227.5 |
SGT | 2,203,852 | 31/12/2019 | 78.0 |
Quá trình hoạt động xã hội
- Từ năm 1988 đến năm 1996 : Cán bộ sỹ quan hàng hải, Công ty Vận tải biển Sài Gòn
- Từ năm 1999 đến năm 2004 : Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh) nhiệm kỳ 1999-2004
- Từ năm 2003: Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Xây dựng và Vật liệu Xây dựng Sài Gòn (Chủ đầu tư KCN Phú Hữu, Quận 9, TP HCM), Tổng Giám đốc CTCP VINATEX-Tân Tạo (Chủ đầu tư KCN Vinatex-Tân Tạo, Nhơn Trạch, Đồng Nai), Tổng Thư ký Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
- Từ năm 2004 : Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2004-2009
- Từ năm 2005 : Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc CTCP KCN Sài Gòn-Bắc Giang (Chủ đầu tư KCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang) – Từ năm 2005 : Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Sài Gòn-Đà Nẵng (Chủ đầu tư KCN Hòa Khánh Mở rộng, TP. Đà Nẵng)
- Từ năm 2006 : Giữ chức vụ Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn-Saigon Invest Group (Tập đoàn quản lý, điều hành 18 khu công nghiệp dọc khắp Việt Nam, kinh doanh tài chính, ngân hàng, viễn thông, du lịch, khách sạn, resorts, …);
- Từ tháng 01 năm 2007 : Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển hạ tầng Khu công nghệ cao Sài Gòn – Từ năm 2006 : Giữ chức Đồng Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản (Diễn đàn do Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn thành lập)
- Từ tháng 03 năm 2007 : Được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam chuẩn y bổ nhiệm làm Thành viên chính thức Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC); Hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn cao cấp Chương trình Hành động hậu WTO của Chính phủ
- Từ tháng 02 năm 2007 đến tháng 12 năm 2011 : Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo – Từ năm 1996 đến tháng 02 năm 2007 : Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Tân Tạo (ITACO)
- Từ tháng 02 năm 2007 đến ngày 22 tháng 11 năm 2012 : Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP
Bê bối tại Đại học Hùng Vương
Từ năm 2010 khi trường Đại học Hùng Vương được phép chuyển đổi thành trường Đại học tư thục, mâu thuẫn nội bộ bắt đầu xuất hiện giữa những nhà đầu tư mới và tập thể sư phạm cũng như nhân viên, cán bộ quản lý của trường. Sau khi thanh tra vào tháng 8/2011 vì nhiều sai sót về tài chính, bổ nhiệm cán bộ, ông Đặng Thành Tâm bị tạm đình chỉ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị, ông Lê Văn Lý bị tạm đình chỉ chức vụ hiệu trưởng.
Ngày 6/3/2012 Bộ GD-ĐT đã quyết định đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM. Quyết định đình chỉ tuyển sinh kéo dài đến nay do trường chưa khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến bị đình chỉ. Hiện tại, hội đồng quản trị đã chấm dứt hợp đồng lao động với 82 cán bộ, giảng viên đồng thời thông báo điều này với 26 trường hợp còn lại.
Ngày 18/10/2016 Chủ tịch UBND TP.HCM đã công nhận ông tiếp tục là Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học Hùng Vương.
Hoạt động Kinh Bắc dưới sự lãnh đạo của Đặng Thành Tâm
Tính đến 31/12/2020, quỹ đất khu công nghiệp (KCN) của KBC đã tạo lập là 4.713ha, chiếm gần 5% tổng số diện tích đất KCN của cả nước.
Đến nay, KBC đã có 4 KCN đầu tiên kể từ khi thành lập công ty năm 2002 có tổng diện tích là 1.013ha đã được lấp đầy 100% vào năm 2019, thu hút hơn 250 nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc…
Năm 2021, Kinh Bắc đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 6.600 tỷ đồng, gấp 2,7 lần doanh thu thực hiện năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng là 2.000 tỷ đồng, tăng 573%.
Kết thúc quý I, doanh nghiệp đã thực hiện được 30% kế hoạch doanh thu và 36% kế hoạch lợi nhuận năm.