China Evergrande Group, tập đoàn bất động sản nợ nần nhất thế giới, đã nhiều tháng tuyên bố đưa ra ‘kế hoạch tái cơ cấu sơ bộ’ vào cuối tháng 7/2022. Tuy nhiên, lời hứa này vẫn chưa thành hiện thực.
Tuy nhiên, thực tế, khi trình hồ sơ lên sàn giao dịch Hồng Kong, gã bất động sản khổng lồ chỉ trình bày “nguyên tắc tái cấu trúc sơ bộ.”
Mặc dù China Evergrande cho biết họ sẽ cố gắng công bố một kế hoạch tái cơ cấu cụ thể trong năm 2022, tuy nhiên, hãng bất động sản này đã không đề cập đến đề xuất sơ bộ đã hứa trước đó.
Việc Evergrande không thực hiện được kế hoạch tái cấu trúc sơ bộ có thể làm dấy lên lo ngại về tương lai của công ty có ảnh hưởng sâu rộng đến hệ thống tài chính trị giá 50 nghìn tỷ USD của Trung Quốc và hàng triệu chủ sở hữu nhà. Theo sau Evergrande, làn sóng vỡ nợ đổ dồn dập lên nhiều công ty bất động sản. Cả người mua nhà và nhà đầu tư đều tránh xa lĩnh vực bất động sản sau làn sóng vỡ nợ của các chủ đầu tư.
Trung Quốc dự tính khởi động một quỹ bất động sản để giúp các doanh nghiệp trong ngành giải quyết cuộc khủng hoảng nợ, tạo nguồn thanh khoản lên tới 300 tỉ nhân dân tệ (44,5 tỉ USD).
“Quả bom nợ” 300 tỷ của Evergrande đã khiến giới đầu tư toàn cầu lo ngại về sự sụp đổ bất cứ lúc nào đồng thời nó có thể châm ngòi cho sử sụp đổ trong ngành tài chính và kìm hãm sự tăng trưởng của Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vốn phụ thuộc vào thị trường nhà ở với khoảng 1/4 tổng sản phẩm quốc nội.
Anne Stevenson-Yang, đồng sáng lập J Capital Research Ltd., cho biết: “Toàn bộ kim tự tháp đang sụp đổ. Điều khác biệt là mọi thứ trở nên tồi tệ hơn vì cuộc khủng hoảng Evergrande một năm trước đang lan rộng khắp nền kinh tế Trung Quốc.”
Trong những tuần gần đây, hàng trăm nghìn người mua nhà Trung Quốc đã từ chối thanh toán các khoản thế chấp của họ đối với các dự án xây dựng chưa hoàn thành. Điều này đã làm rung chuyển lĩnh vực bất động sản vốn đang “thoi thóp” của Trung Quốc. Các ngân hàng đang gấp rút trấn an nhà đầu tư rằng, rủi ro từ các khoản vay đối với người mua nhà là có thể kiểm soát được.