Một cơ sở có dấu hiện sản xuất thuốc giả mạo được phát hiện tại huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Nhiều loại thuốc được sản xuất nghi giả mạo
Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, đội QLTT 19 (QLTT Hà Nội) vừa phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra và phát hiện một cơ sở sản xuất thuốc trái phép, có dấu hiệu sản xuất thuốc giả mạo tại huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Đoàn kiểm tra tại thời điểm kiểm tra đã phát hiện có 2 công nhân đang trực tiếp tham gia sản xuất thuốc tại cơ sở này. Theo đó, công nhân đang thực hiện chạy máy dập vỉ đóng thuốc Sabumol 2 mg dạng vỉ loại 10 viên nén/vỉ, chạy máy nén viên và tủ sấy thuốc.
Chưa hết, đoàn kiểm tra còn phát hiện hàng nghìn viên thuốc Tetracyclin TW3 250 mg và thuốc Sabumol 2 mg.
Qua kiểm đếm, lực lượng chức năng phát hiện nhiều sản phẩm nghi giả mạo thuốc chữa bệnh khác như Alphachoay, Nexium, Augmentin BID, Dogmatil, Diamicron MR, Neo-Codion…
Đoàn kiểm tra cho biết, về nguồn gốc của nguyên liệu, phụ gia và dụng cụ bao gói sử dụng trong hoạt động sản xuất, nhiều loại phụ gia thực phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc. Thậm chí, có loại nguyên liệu còn được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Cơ quan chức năng còn phát hiện có sự xuất hiện của nhiều thùng chứa chất bột màu vàng, trắng nhưng chưa được xác định. Ngoài ra còn có dung dịch màu trắng là cồn thực phẩm, được sử dụng để sản xuất thuốc ở cơ sở này.
Chủ cơ sở tại thời điểm kiểm tra đã không xuất trình được nhiều loại giấy tờ theo quy định như hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các nguyên liệu, phụ gia, dụng cụ bao gói dùng trong sản xuất thuốc của cơ sở.
Chưa kể, các giấy tờ hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở, chủ cơ sở này cũng không xuất trình được.
Các lực lượng chức năng hiện vẫn đang tiếp tục phối hợp xác minh, làm rõ vụ việc.
Xử phạt việc sản xuất thuốc giả như thế nào?
Việc sản xuất thuốc giả sẽ bị xử lý theo quy định tại:
Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
- Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
…”