Bitcoin ETF vốn được xem là vùng đất lành để những tổ chức tài chính lớn tiếp cận BTC để khai thác giá trị tiềm năng của nó. Thời gian gần đây, chủ tịch của SEC – ông Gary Gensler liên tục có những gợi mở về Bitcoin ETF, điều này khá trái ngang khi Gary Gensler được biết đến là người “dị ứng” với tiền mã hoá và từng tuyên bố sẽ “làm sạch” tiền mã hóa trước khi quá muộn.
Trong động thái mới nhất, Chủ tịch Gary Gensler đã chọn ra các Bitcoin ETF, vốn đầu tư vào các hợp đồng tương lai giao dịch trên sàn Chicago Mercantile Exchange (CME) và đăng ký theo Đạo luật Công ty Đầu tư năm 1940 nhằm bảo vệ các nhà đầu tư quan trọng.
Trong 1 bài phát biểu vào tháng 8, ông Gary Gensler tiết lộ về lối đi mới trong hồ sơ Bitcoin ETF được thiết kế riêng bởi SEC. Tuy nhiên, đó mới chỉ là dự định, SEC vẫn chưa đưa ra phán quyết cuối cùng, các nhà quan sát đặt hi vọng lớn vào dự án này và hi vọng nó sẽ được công bố vào tháng 10 năm nay.
Hiện tại, SEC đã xem xét 20 hồ sơ ETF cho Bitcoin, hợp đồng tương lai Bitcoin, Ethereum ETF và các sản phẩm hợp đồng tương lai Ether.
Trước đó, SEC đã cảnh giác trong việc phê duyệt các ETF bitcoin trong bối cảnh lo ngại về làn sóng ứng dụng và khả năng thao túng thị trường.
Có lẽ động thái của SEC không mấy nhanh nhạy, sự “trì trệ” của SEC cũng đã khiến các nhà đầu tư không còn mấy hào hứng với việc đầu tư vào các sản phẩm được liên kết với Bitcoin.
Chủ tịch SEC Gary Gensler và Bitcoin ETF
Bitcoin ETF về cơ bản sẽ theo dõi các giá trị BTC cũng như mô phỏng toàn bộ chỉ số Bitcoin. Nếu như Bitcoin được giao dịch trên các sàn crypto biến động khôn lường thì Bitcoin ETF được đem ra giao dịch trên thị trường chứng khoán truyền thống.
Với Quỹ Bitcoin ETF, nhà đầu tư lớn có thể đầu tư cùng lúc vào nhiều loại “cryptocurrency” hoặc vừa đầu tư chứng khoán và đầu tư Bitcoin chỉ trong một danh mục duy nhất.
Nhìn chung, khi đề cập đến Bitcoin ETF là nói về các quỹ ETF trên thị trường Mỹ.
Ví dụ, quỹ Bitcoin ETF đầu tiên đã được ra mắt trên thị trường chứng khoán Canada. Tên quỹ này là Purpose Bitcoin ETF và nó giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Toronto, với mã BTCC.
Trong 1 tuyên bố gần đây, Chủ tịch Gary Gensler thông báo rằng sẽ đưa tiền mã hóa vào khuôn khổ chính sách công, “dọn sạch” tiền mã hóa trước khi quá muộn.
Theo Chủ tịch SEC, thị trường tiền mã hóa cần được chú ý, nhiều dự án tiền mã hóa thực chất là chứng khoán trá hình, chúng có xu hướng gần với các giao dịch chứng khoán, việc đưa các giao dịch token đó vào “chính sách công” nhằm mục đích không để sự ảnh hưởng của tiền mã hóa tới hệ thống tiền tệ chung. Việc này còn là để bảo vệ các nhà đầu tư và người tiêu dùng trong thị trường crypto có biên độ “nảy” cực lớn.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.
Zoe Nguyen (Nguồn Business Insider)