Thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương chứng kiến giao dịch biến động trái chiều vào phiên ngày 2 tháng 12, trong bối cảnh nhà đầu tư vẫn chịu áp lực từ sự chưa rõ ràng của biến thể Omicron.
Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương biến động
Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng ghi nhận tăng 0,55%, đóng cửa giao dịch ở mức 23.788,93, quay đầu so với mức giảm trước đó.
Tuy nhiên, cổ phiếu của hãng sản xuất thiết bị game Razer tại thành phố này đã có mức giảm sâu 7,87% trong phiên giao dịch hôm nay.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục đóng cửa giao dịch tại mức tiêu cực, cụ thể sàn chứng khoán Thượng Hải ở mức 3.573,84, giảm nhẹ, và sàn chứng khoán Thâm Quyến giảm 0,194%, giao dịch ở mức 14.765,56.
Tại những khu vực khác, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đóng cửa giao dịch đã giảm nhẹ 0,65%, ở mức 27.753,37, trong khi chỉ số Topix là 1.926,37, giảm 0,54%.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc chốt phiên giao dịch ở mức 2.945,27, ước tăng 1,57%.
Chỉ số S & P / ASX 200 của Úc đã giảm 0,15% trong hôm nay, xuống còn 7.225,20. Theo dữ liệu chính thức, vào tháng 10, trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, cán cân thương mại của Úc đã dương, đạt 11,22 tỷ đô la Úc (tương đương với 7,97 tỷ USD). Con số này ngược với dự đoán trong một cuộc thăm dò của Reuters về mức thặng dư 11 tỷ đô la Úc trong tháng 10.
Chỉ số MSCI tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) đã tăng 0,63%.
Pha quay đầu của Phố Wall
Sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ ghi nhận trường hợp mắc biến thể Omicron đầu tiên ở Mỹ, ngay trong phiên qua đêm, chứng khoán trên phố Wall chứng kiến màn quay đầu mạnh mẽ.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones ghi nhận giảm 461,68 điểm xuống còn 34.022,04, đồng thời, chỉ số S&P 500 cũng mất 1,18%, giao dịch ở mức 4.513,04. Chỉ số Nasdaq Composite cũng đã giảm 1,83% xuống còn 15.254,05.
Tại thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, hợp đồng tương lai vẫn giao dịch trong vùng tích cực, sau sự suy yếu vào ngày hôm qua. Hợp đồng tương lai của chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã tăng 216 điểm. Các hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 và chỉ số Nasdaq-100 đều giao dịch trong vùng tích cực.
Tiền tệ và dầu mỏ
Trong phiên hôm nay, giá dầu ghi nhận giao dịch cao hơn vào buổi chiều theo giờ châu Á, cụ thể, với giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế giao sau đã tăng 1,41%, ở mức 69,84 USD / thùng. Trong khi dầu thô giao sau của Mỹ tăng 1,39%, lên 66,48 USD / thùng.
Chỉ số đồng đô la Mỹ, đo lường sức mạnh đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt ở mức 96,116, sau khi tăng vọt trong một thời gian ngắn lên mức trên 96,5 trước đó.
Đồng Yên Nhật – nơi trú ẩn an toàn của nhà đầu tư, giao dịch ở mức 113,25 yên / USD, vẫn mạnh hơn so với mức trên 113,4 yên / USD ghi nhận hồi đầu tuần, so với đồng USD.
Đồng đô la Úc giao dịch ở mức 0,7107 / USD sau khi giảm từ mức trên 0,715 / USD thời gian gần đây.