Chứng quyền có bảo đảm được biết đến như một sản phẩm có đòn bẩy cao, chi phí thấp, vòng đời ngắn hạn và mang đến tỉ suất lợi nhuận cao trong thị trường tăng giá, ngược lại, nhà đầu tư có thể mất trắng toàn bộ.
Chứng quyền có bảo đảm là gì?
Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) là một loại chứng quyền trong đó người phát hành là một tổ chức tài chính chứ không phải là một công ty cá nhân và cung cấp quyền, nhưng không bắt buộc, mua hoặc bán một tài sản cơ bản ở một mức giá xác định vào hoặc trước một ngày cụ thể. Chứng quyền có bảo đảm luôn gắn liền với 1 mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ tham chiếu xác định lãi/lỗ.
Chứng quyền có bảo đảm được niêm yết trên các sàn giao dịch quốc tế lớn ở London, Hong Kong và Singapore. Chứng quyền được “bảo đảm” bởi vì khi tổ chức phát hành (tổ chức tài chính) bán chứng quyền cho nhà đầu tư, họ thường sẽ tự bảo đảm (cover) rủi ro bằng cách mua tài sản cơ sở trên thị trường.
Chứng quyền luôn có thời hạn nhất định.
Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền cho biết số chứng quyền mà nhà đầu tư cần phải có để đổi lấy một chứng khoán cơ sở. Ví dụ: Tỷ lệ chuyển đổi là 5:1, nghĩa là cần sở hữu 10 chứng quyền có bảo đảm để mua một chứng khoán cơ sở.
Ví dụ về chứng quyền có bảo đảm
Nhà đầu tư dự đoán giá cổ phiếu A sẽ tăng trong 3 tháng tới và muốn kiếm lợi nhuận từ khoản chênh lệch giá trong tương lai với hiện tại. Giả sử, công ty chứng khoán phát hành chứng quyền cổ phiếu A với mức giá thực hiện 20.000 đồng/cổ phiếu với tỉ lệ hoán đổi 3:1 (3 chứng quyền đổi 1 cổ phiếu). Giá của chứng quyền mua cổ phiếu A là 2000 đồng/cổ phiếu. Trường hợp này, điểm hòa vốn nếu tại ngày đáo hạn giá cổ phiếu A ở 22.000 đồng/cổ phiếu (chưa tính thuế và phí giao dịch).
Với số vốn bỏ ra ban đầu 20 triệu đồng, nhà đầu tư sẽ mua được 10.000 chứng quyền mã A.
Tại ngày đáo hạn, cổ phiếu A ở mức giá 30.000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ thu được mức lãi 40 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu A thấp hơn mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư chịu mức lỗ tối đa là 20 triệu đồng.
Đặc điểm của chứng quyền có bảo đảm
Vốn thấp, chi phí thấp
Giá của một chứng quyền có đảm bảo thấp hơn so với giá chứng khóa cơ sở. Do đó, với cùng một số tiền bỏ ra, bạn có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Giảm tối đa khoản lỗ
Trong trường hợp giá chứng khoán cơ sở đi ngược lại so với dự đoán ban đầu, khoản lỗ tối đa ban đầu của nhà đầu tư chỉ bằng đúng chi phí để sở hữu chứng quyền có bảo đảm.
Quy trình giao dịch nhanh gọn, dễ dàng
Chứng quyền có bảo đảm được giao dịch ngay thị trường chứng khoán cơ sở nên nhà đầu tư không cần đăng ký thêm tài khoản mới. Nhà đầu tư cũng không phải ký quỹ khi đầu tư vào chứng quyền.
Tính đòn bẩy
Chứng quyền có bảo đảm nổi bật với tính đòn bẩy cao, không rủi ro “call margin” như chứng khoán cơ sở hay chứng khoán phái sinh.. Giá trị nội tại của chứng quyền thay đổi thay đổi gần như bằng với mức biến động của chứng khoán cơ sở. Do đó, khi nhà đầu tư dự đoán đúng hướng đi của chứng khoán cơ sở, họ sẽ thu về tỉ suất sinh lời hấp dẫn trên khoản đầu tư ban đầu.
Vòng đời giới hạn
Chứng quyền chỉ có giá trị trong vòng đời của mình. Sau ngày đáo hạn, các chứng quyền sẽ không còn giá trị.
Sự khác biệt giữa chứng quyền và quyền chọn
Chứng quyền có bảo đảm và quyền chọn là hai khái niệm dễ gây hiểu nhầm. Một chứng quyền có bảo đảm có nhiều điểm tương đồng với một quyền chọn (option). Nó cung cấp cho nhà đầu tư quyền mua một tài sản cơ bản, như quyền chọn mua (chứng quyền mua), hoặc quyền chọn bán (chứng quyền bán). Mỗi chứng quyền có giá thực hiện (strike price) và ngày đáo hạn. Ngoài ra, cả chứng quyền có bảo đảm và quyền chọn đều bao gồm giá trị nội tại và giá trị thời gian.
Chứng quyền có bảo đảm có thể theo kiểu châu Âu hoặc kiểu Mỹ, nếu theo kiểu châu Âu, việc thực thi quyền chỉ có thể xảy ra vào ngày đáo hạn, còn nếu theo kiểu Mỹ, nhà đầu tư có thể thực hiện quyền bất cứ lúc nào giữa ngày mua và ngày đáo hạn.
Một điểm khác biệt khác giữa chứng quyền có bảo đảm và quyền chọn là thời hạn thông thường của chứng quyền có bảo đảm là từ sáu đến chín tháng, trong khi quyền chọn có thể có thời hạn hết hạn từ một tuần đến hai năm.
Các chuyên gia cảnh báo rằng chứng quyền có bảo đảm có thể trông hấp dẫn với tiềm năng tăng lên, nhưng chúng chỉ dành cho những nhà đầu tư sành sỏi hiểu rõ những gì họ đang tham gia. Peter McGahan của Worldwide Financial Planning cho biết: “Chứng quyền có bảo đảm chỉ phù hợp với các nhà đầu tư có kinh nghiệm và các nhà đầu cơ nhanh nhạy”.
Hy vọng rằng, các bạn đã có thêm thông tin về chứng quyền có bảo đảm là gì cũng như có thể tận dụng kiến thức trong giao dịch chứng khoán để tối ưu mức lợi nhuận mong muốn của mình.